Hướng dẫn xử lý nước tháp giải nhiệt cooling tower

Thảo luận trong 'Máy móc công nghiệp' bắt đầu bởi datyp, 23/10/18.

  1. datyp

    datyp New Member

    Nước tuần hoàn của tháp hạ nhiệt nếu tồn tại các tạp chất, ion magie, canxi,... thì có thể xuất hiện những hiện tượng như ăn mòn, ô nhiễm sinh học hoặc đóng cáu cặn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của thiết bị. Muốn ngăn chặn các hiện tượng này, chúng ta cần phải biết cách xử lý nước tháp giải nhiệt cooling tower.

    Bài viết dưới đây xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về các biện pháp xử lý nước tuần hoàn trong tháp giải nhiệt nước để kiểm soát cáu cặn, ăn mòn và ô nhiễm vi sinh vật. Mong rằng nhờ vậy quý khách có thể đảm bảo tháp hạ nhiệt luôn làm việc tốt, bền bỉ cùng thời gian.

    Xử lý nước ngăn chặn ăn mòn tháp hạ nhiệt
    Hiện tượng ăn mòn làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt trong tháp, thậm chí gây phá hủy các chi tiết kim loại. Các yếu tố làm ảnh hưởng tới nguy cơ ăn mòn là: độ pH, các ion canxi, magie, silic, sự hiện diện của các loại khí hòa tan, clorua và sulfat, nhiệt độ nước, vận tốc dòng chảy,... Mức độ ăn mòn tỷ lệ thuận với độ kiềm và độ pH của nước tuần hoàn: bất kỳ sự gia tăng nào của độ kiềm và độ pH đều sẽ làm tăng tốc độ ăn mòn.
    Hiện tượng ăn mòn chỉ có thể kiểm soát chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Để kiểm soát tình trạng ăn mòn trong tháp giải nhiệt công nghiệp, các đơn vị cần lựa chọn sử dụng tháp có vật liệu ít bị bào mòn. Đồng thời, trong quá trình làm việc, chúng ta có thể xử lý nước tháp giải nhiệt bằng cách sử dụng hóa chất chống ăn mòn, điều chỉnh độ pH và độ kiềm của nước về chỉ số cân bằng.
    Kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt bằng cách xử lý nước
    Tình trạng cáu cặn xảy ra khi nồng độ các chất khoáng hòa tan trong nước vượt quá giới hạn của độ hòa tan và tạo thành kết tủa. Thành phần chủ yếu của cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn chính là canxi cacbonat – kết quả của sự phân hủy ion hydrocacbonat trong nước.
    Để ngăn chặn hiện tượng cáu cặn trong tháp hạ nhiệt, chúng ta cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
    - Giảm độ pH của nước, xử lý nước đầu vào bằng cách làm mềm nước, khử kiềm, trao đổi ion để loại bỏ các tạp chất gây cáu cặn.
    - Sử dụng hóa chất chống cáu cặn cho hệ thống tuần hoàn nước.
    - Xử lý nước cáu cặn bằng phương pháp vật lý như lọc hoặc cạo gỉ.
    - Định kỳ xả đáy liên tục để ngăn chặn các chất khoáng kết tụ, hình thành bám cặn.
    Xử lý nước chống ô nhiễm sinh học trong tháp giải nhiệt
    Nếu không kiểm soát sự tăng trưởng của vi sinh vật trong hệ thống tuần hoàn thì sẽ hình thành một lớp ô nhiễm sinh học trên bề mặt giải nhiệt, gây ảnh hưởng tới hiệu suất trao đổi nhiệt nói chung. Ngoài ra, màng sinh học còn làm tăng tốc độ ăn mòn trong tháp giải nhiệt nước nhờ sản phẩm thải của vi khuẩn kỵ khí.

    Khi muốn ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong tháp hạ nhiệt, chúng ta nên thực hiện những biện pháp như: khử trùng bằng clo, bằng brom, đèn UV hoặc bằng ozone,...
    Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã phần nào giúp quý khách biết cách xử lý nước tháp giải nhiệt cooling tower đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị này và tránh nguy cơ phát sinh những sự cố không mong muốn. Mọi câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về việc sử dụng, bảo quản tháp làm mát nước, quý khách nên liên hệ hotline 0912 370 282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ tư vấn miễn phí, kịp thời.

Chia sẻ trang này