Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi như thế nào so với chương trình cũ

Thảo luận trong 'Đào tạo' bắt đầu bởi myhoa3737, 13/4/21.

  1. myhoa3737

    myhoa3737 New Member

    Theo thông tin, chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được áp dụng trong năm học từ 2020-2021. Trong đó, sẽ bắt đầu với khối lớp 1 và theo phương pháp “cuốn chiếu đến lớp 12. Đây có thể coi là một bước mặt lớn và mới mẻ đối với nền giáo dục của nước nhà, cả về nội dung lẫn phương pháp dạy và học.

    Nguyên nhân chương trình giáo dục phổ thông mới ra đời và những điểm mới
    Lý do chương trình giáo dục phổ thông mới ra đời bắt nguồn liên quan tới lịch sử nền giáo dục Việt Nam. Giai đoạn sau giải phóng năm 1975 đến hiện nay, nền giáo dục đã trải qua 3 lần cải cách. Tuy nhiên, những lần cải cách này thực chất chỉ thay đổi nội dung của những cuốn sách giáo khoa, còn mặt kiến thức và phương pháp học tập, giảng dạy vẫn giữ nguyên.


    Để hiểu rõ hơn nguyên nhân chương trình giáo dục phổ thông mới ra đời, xét các khía cạnh khác như nền kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ đã theo đổi rất nhiều, tác động rất lớn đến nền cuộc sống con người hiện đại. Chính vì thế, nếu giữ chương trình giảng dạy cũ sẽ bất cập với nền sự phát triển của xã hội, kinh tế Việt Nam và thế giới. Chưa kể, phương pháp giáo dục cũ chủ yếu tập trung vào mặt lý thuyết, điều này dẫn đến học sinh ít có cơ hội thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thiếu gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa đào tạo và sản xuất. Lỗ hổng lớn tạo nên nguyên do đào tạo lượng lớn “thầy nhiều hơn thợ” trong lao động Việt Nam.


    Một số điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới:

    • Nội dung: xây dựng theo hướng khoa học, phù hợp với mọi lứa tuổi và trình độ học sinh. Học tích hợp ở lớp nhỏ và phân hóa dần ở các lớp lớn hơn. Chương trình được xây dựng tổng thể và nhất quán, có sự liên kết từ lớp 1-12. Hướng tới học sinh nhiều hơn, tạo điều kiện để các em phát huy năng lực, sở trường riêng.

    • Phương pháp soạn chương trình: có nhiều bộ sách khác nhau nhưng chung 1 chương trình. Có thể đa dạng cách bố trí, trình bày nhưng nhất quán nội dung. Nhà giáo, nhà khoa học và các tổ chức đều có thể viết sách và thông qua Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt.

Chia sẻ trang này