cấu tạo aptomat chống giật

Thảo luận trong 'Thiết bị điện' bắt đầu bởi Beeteco, 24/9/22.

  1. Beeteco

    Beeteco New Member

    [​IMG]
    Hệ thống điện ở bất kỳ đâu thì cũng cần Aptomat chống giật. Đây là một vật tư rất cần thiết trong tủ điện. Aptomat chống giật có nhiều loại, do nhiều thương hiệu sản xuất và nhiều công suất, số pha, số cực…

    1. Aptomat chống giật là gì?
    RCBO (Residual Current Circuit Overcurrent) chính là aptomat chống dòng giật với chức năng chính là dùng để ngắt dòng điện khi phát hiện ra có dòng rò và gặp sự cố về thiết bị điện. Aptomat chống giật là một thiết bị đóng cắt không thể thiếu ở bất kì hệ thống điện nào, vì nó giúp kiểm soát, rà soát những dòng điện quá tải hoặc ngắn mạch, hoặc rò rỉ điện, qua đó đưa ra quyết định đóng ngắt dòng điện hợp lý, bảo vệ dòng an toàn, chống cháy nổ trong khi sử dụng điện.

    2. Có mấy loại aptomat chống giật ?
    a. Có mấy loại aptomat chống giật
    Aptomat chống giật được chia ra những loại cơ bản sau đây.

    Cầu dao tự động chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).

    Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).

    Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
    b. Cách chọn aptomat chống giật
    Nên ưu tiên chọn Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) thay thế aptomat thường.

    Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp MCB.

    Chọn Aptomat chống giật theo số pha / số cực

    Tránh chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) vì sẽ khiến cho Aptomat chống giật bị nhảy.


    3. Chức năng của Aptomat chống giật:
    RCBO được kết hợp giữa RCCB và MCB trong thiết bị điện. RCBO thường được sử dụng với dòng điện định mức là 30mA. Aptomat chống giật FUJI có một vai trò vô cùng quan trọng đó là dùng để ngắt điện khi gặp sự cố về rò dòng hoặc là điện áp quá tải, nhằm khắc phục tình trạng bị chập cháy điện.

    Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

    Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt.
    4. Cấu tạo Aptomat chống giật RCBO và nguyên lý hoạt động:
    Buồng dập hồ quang: Buồng có thiết kế những tấm kim loại ghép lại với nhau. Những khoảng trống giữa các tấm kim loại có tác dụng chia nhỏ lượng hồ quang ra để dập và giảm lượng nhiệt sinh ra.
    Thermal Overload detection: Bộ phận phát hiện ra sự quá tải nhiệt.


    [​IMG]
    Cấu tạo Aptomat chống giật


    Nguyên lý hoạt động

    Aptomat chống giật thiết kế cho 2 dây nóng và dây nguội của dòng điện đi qua 1 cuộn cảm. Đây giống như 1 biến thế thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp có vài chục vòng dây.


    Aptomat chống giật 1 pha:

    Hai dây mát và nóng đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến và cuộn thứ cấp. Dòng điện sẽ đi ra ở dây nóng và về tại dây mát và ngược lại. Khi 2 dòng điện bằng nhau từ trường sẽ tự biến thiên và điện áp ra cuộn thứ cấp = 0. Khi điện áp 2 dòng khác nhau sẽ sinh ra từ trường biến thiên khác nhau, cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng và được đưa vào IC để kiểm tra sự an toàn.

    Aptomat chống giật 3 pha:

    Ở Aptomat chống giật 3 pha dòng điện sẽ tuyền ra tại dây nóng và về ở dây mát và ngược lại dẫn đến dòng điện ngược chiều nhau. Từ đó, từ trường biến thiên tại lõi sắt của biến dòng có chiều ngược nhau. Khi 2 dòng điện có giá trị bằng nhau thì từ trường biến thiên sẽ tự diệt lẫn nhau khiến điện áp ra cuộn thứ cấp của biến dòng = 0. Khi 2 dòng điện có giá trị khác nhau thì từ trường cũng sẽ khác nhau khiến dòng điện cảm ứng xuất hiện trên cuộn thứ cấp biến dòng. Sau đó được đưa vào IC để kiểm tra.


    Nguồn bài viết: https://beeteco.com/aptomat-chong-giat-la-gi-co-nen-dung-khong.html
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/22

Chia sẻ trang này