Công nghệ kiến trúc và quản lý dự án xây dựng nghề hot đang được săn đón!

Thảo luận trong 'Xây dựng' bắt đầu bởi seothietkekientruc, 26/12/18.

  1. seothietkekientruc

    seothietkekientruc New Member

    Những năm gần đây, nhân sự công nghệ kiến trúc và quản lý dự án xây dựng được nhiều công ty, tập đoàn xây dựng săn đón, thậm chí, được trải thảm đỏ tuyển dụng nhân tài trước khi tốt nghiệp. Nhu cầu cao nhưng nguồn cung chưa đáp ứng được cả số lượng lẫn chất lượng khiến ngành này luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng!
    Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ yêu thích nghề xây dựng và kiến trúc nắm bắt để định hướng tương lai.

    “Nhạc trưởng” của mọi công trình

    Mọi công trình thi công xây dựng dù lớn hay nhỏ đều cần một “nhạc trưởng”. Người có thể hiểu cả kiến trúc sư lẫn kỹ sư xây dựng, biết họ muốn gì, cần gì, để kết nối và xóa mờ khoảng cách về chuyên môn, từ đó hiện thực hóa bản vẽ thành một công trình hoàn chỉnh. Người nhạc trưởng ấy chính là các nhân sự công nghệ Kiến trúc và quản lý xây dựng (ATCM).

    Họ có thể không có chuyên môn sâu nhất, nhưng là người hiểu rõ tất cả mọi giai đoạn và quá trình xây dựng. Họ làm cầu nối giữa những đồng nghiệp thuộc các chuyên môn khác nhau, nhằm quản lý dự án xây dựng một cách hiệu quả từ mặt thiết kế, xây dựng đến kiểm soát kinh phí, vật tư…
    Học ngành công nghệ kiến trúc và quản lý xây dựng (ATCM) người học sẽ được trang bị kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để trở thành chuyên gia về lập kế hoạch, thiết kế kiến trúc, quản lý dự án và điều phối các công trình kiến trúc và xây dựng.
    TS.KTS Trần Hoành phụ trách thiết kế công ty HTA+Pizzini, người đã tốt nghiệp kiến trúc sư tại trường đại học Columbia Mỹ, cũng cho rằng: “Trong vận hành dự án xây dựng, nếu thiếu quản lý thì rất dễ hỏng việc. Chúng tôi luôn cần các cộng sự giỏi về quản lý, kinh doanh, kỹ thuật bên cạnh việc am hiểu bản vẽ, thiết kế. Và thực sự rất khó khăn để tìm được nhân sự như vậy.”

    Nói về sự cần thiết của ngành này tại hội thảo Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ kiến trúc và quản lý xây dựng trong bối cảnh toàn cầu hoá, vừa diễn ra tại TP.HCM, KTS Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc phụ trách châu Á của tập đoàn DE-SO của Pháp, chia sẻ: “Khi kiến tạo một công trình, kiến trúc sư tập trung quá nhiều vào giai đoạn đầu (ý tưởng, thiết kế), kỹ sư xây dựng lại tập trung quá sâu vào giai đoạn sau (thi công). Việc kết nối giữa hai giai đoạn đó cần một lực lượng nhân lực có chuyên môn ATCM”.

    Đại diện công ty BSBG - một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới, ông Alan Gander, chung nhận định: “Để một công trình được thiết kế (trên bản vẽ) có thể xây dựng được thì cần một lượng nhân lực chuyển hóa ý tưởng ban đầu thành hiện thực. Nhân lực ngành ATCM sẽ điền vào khoảng trống đó. Đó là những nhân sự có kiến thức tổng hợp để điều phối dự án, am hiểu các khâu từ thiết kế, kiến trúc, kết cấu, cơ điện, hạ tầng, cảnh quan…"

    Theo ông Alan Gander, trước đây người ta hay nhắc đến ngành kiến trúc đầu tiên, nhưng hiện nay trong quá trình phân công lao động, ngành Công nghệ kiến trúc và quản lý xây dựng (ATCM) đang đứng ở tuyến đầu để đưa những công trình xây dựng chuyển từ bản vẽ sang thực tế.

    Ngành nghề 'hot' nhưng lại thiếu nhân lực trầm trọng

    Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều dự án nhà cao tầng, khu công nghiệp, công trình văn hóa, dịch vụ... được đầu tư mạnh mẽ. Đồng thời, ngành xây dựng nước ta cũng trong giai đoạn hội nhập với môi trường xây dựng thế giới với sự góp mặt của ngày càng nhiều công ty, tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Bởi vậy, nước ta “khát” nhân sự chất lượng cao trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, đặc biệt là nhân sự chuyên về ATCM.

    Ông Lê Hải, phó tổng Giám đốc công ty FQM, chia sẻ: “Hiện chúng tôi có 300 đến 400 kỹ sư và chuyên gia, và tuyển dụng hàng năm hơn 200 nhân sự. Rất khó tuyển các PM (project mamager) đúng nghĩa vì không có trường nào đào tạo ra ngành này mà chỉ có nghề dạy nghề. Nếu ngành ATCM có phần construction management (quản lý xây dựng) thì nó hỗ trợ gần hết công việc (quản lý) của kiến trúc và xây dựng để cho ra được sản phẩm cuối cùng. Đó cũng chính là vị trí mà chúng tôi luôn tìm kiếm”.

    Điều này lý giải vì sao nhân sự công nghệ kiến trúc và quản lý xây dựng được các công ty xây dựng săn đón, thậm chí, được trải thảm đỏ tuyển dụng khi… chưa ra trường. Nhu cầu rất cao, nhưng nguồn cung lại thiếu trầm trọng. Trong hội thảo Nhu cầu nguồn nhân lực ngành ATCM trong bối cảnh toàn cầu hóa, hơn 14 doanh nghiệp đã ký cam kết nhận sinh viên ATCM thực tập và sẵn sàng chào đón sinh viên tốt nghiệp vào làm việc. Trong đó có nhiều doanh nghiệp, công ty lớn, nhiều tập đoàn đa quốc gia.

    Mới đây trường đại học Kiến trúc TP.HCM phối hợp với đại học Bắc Đan Mạch (UCN), mở chương trình đào tạo bậc đại học ngành Công nghệ kiến trúc và quản lý xây dựng. Đây là chương trình đào tạo quốc tế, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được kiểm định bởi DAI (Tổ chức công nhận giáo dục Đan Mạch), bằng cấp giá trị toàn cầu.

    Nội dung chương trình bao quát lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, công nghệ và kinh doanh, với kiến thức đa dạng, toàn diện về các giai đoạn xây dựng một công trình, lựa chọn vật liệu, mô hình kỹ thuật số, khảo sát tình trạng cũng như điều hành một doanh nghiệp, lên kế hoạch tổng thể cho toàn dự án…

    Chương trình đào tạo kéo dài 4,5 năm (7 học kỳ), bao gồm: Năm cơ sở (Giai đoạn 1) và chương trình 3.5 năm ATCM (giai đoạn 2). Phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả trên cơ sở giải quyết vấn đề, đối thoại và trải nghiệm thông qua các dự án thực tiễn. Sinh viên được thực tập toàn thời gian 20 tuần trong môi trường quốc tế.

    Sau khi học xong có thể lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

    Việc phối hợp mở chương trình đào tạo ngành với UCN của đại học Kiến trúc TP.HCM có thể coi là cách đón đầu xu thế nhân lực tương tai ngành ATCM.
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/23
  2. seothietkekientruc

    seothietkekientruc New Member

    Trong xây dựng nhà ở thì yếu tố quan trọng đầu tiên mà các gia chủ luôn lưu tâm đến chính là móng nhà và độ vững chắc của móng. Nhưng mỗi kiểu nhà lại có kiểu móng khác nhau và móng nhà được xây còn dựa vào độ dẻo của từng loại đất.

    Tuy nhiên, trong thời buổi thị trường có quá nhiều vật liệu xây dựng trôi nổi cùng với việc các gia chủ chưa có đầy đủ thông tin về yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình thi công nên phó mặc hoàn toàn cho các nhà thầu. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng móng, hãy cùng tham khảo nhé!

    Các công đoạn chủ yếu trong quá trình xây dựng:

    1. Công tác ép cọc

    Đối với các khu đất làm trên ao hồ san lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép.

    Đây là hạng mục rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận, vì vậy, cần kiểm tra bê tông và thép cọc để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy ít gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Công việc khoan ép cọc cần phải được giám sát chặt chẽ bởi người có chuyên môn như kiến trúc sư xây dựng vì đây là giai đoạn rất quan trọng của công trình.

    2. Công tác móng nhà

    Móng nhà hay còn gọi là móng nền là phần nằm dưới cùng trong kết cấu kỹ thuật xây dựng, nó trực tiếp đảm nhiệm chức năng chịu sức ép của những cả ngôi nhà hay công trình xây dựng.

    Nền móng là phần nằm dưới đáy móng chịu phần lớn trọng tải của công trình đè xuống, được chôn sâu và kỹ. Móng là yếu tố quan trọng đầu tiên trong bất kỳ công trình nào vì nó đảm bảo độ bền, kiên cố và là nền tảng nâng đỡ của cả công trình hay nhà ở.

    Móng nhà giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tùy theo tính chất của khu đất và độ cao, tải trọng của các tầng bên trên. Bên cạnh đó nền đất mềm, xốp thì có kết cấu móng cũng khác so với nền đất rắn và cao.

    Móng nhà là nền tảng của ngôi nhà, là bộ phận chịu tải trọng toàn bộ công trình bên trên, vì vậy lớp lót khi làm móng cần có độ phẳng. Nếu dùng gạch vỡ thì phải trộn vữa xi măng rải đều, không nên dùng các loại phế thải xây dựng để làm lớp lót móng. Thông thường sử dụng đá 4x6 cm để làm lớp lót... Hố móng phải khô ráo để đất ở đáy móng không bị trôi, làm giảm độ chặt của đất. Tránh sạt lở, sụt hố móng. Cần lưu ý các lỗi kỹ thuật để đặt ống thoát nước và cấp nước, tránh đục phá gây khó khăn và lãng phí vật liệu. Đặc biệt, cần có phương án xem xét nguy cơ ảnh hưởng các công trình lân cận.

    3. Công tác ván khuôn

    Khuôn móng dùng để tạo hình dạng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong quá trình thi công bê tông. Gỗ, thép là những vật liệu chủ yếu để làm ván khuôn. Ván khuôn khi lắp đặt phải kín khít, vững chắc, không cong vênh. Kích thước hình học ván khuôn phải chính xác để công tác hoàn thiện được dễ dàng và không hao phí vật tư. Làm sạch và luôn chống dính bên trong, luôn giữ ẩm (đối với ván khuôn gỗ).

    4. Công tác trộn bê tông

    Cần đặc biệt lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt cấp phối, thiết kế yêu cầu, không tự ý đổ lượng nước quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giảm cường độ và chất lượng bê tông. Các cốt liệu (cát, đá, sỏi…) dùng trong đổ móng cần đảm bảo sạch và đồng đều. Nên trộn bê tông trong thời gian từ 2 - 3 phút để hỗn hợp bê tông đồng nhất, công tác đổ bê tông thực hiện sau đó không quá 45 phút để đảm bảo chất lượng mác.

    5. Bảo dưỡng bê tông

    Sau khi đổ bê tông, cần bảo dưỡng liên tục trong ít nhất 7 ngày để bê tông đạt cường độ ban đầu tốt nhất. Cần lưu ý, trong quá trình đông kết, nếu nước trong lòng bê tông không đủ cho thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và nứt nẻ. Phun nước vào cốp pha là cách giữ ẩm tốt nhất. Cần lưu ý phun đều, tia nước nhỏ với chu kỳ phun đều đặn. Ngoài ra, cần đảm bảo che đậy bê tông sau khi đổ để giữ nước và chống nắng cho bê tông. Các chất liệu thường được sử dụng bao gồm các mạt cưa, rơm rạ... Nếu gặp nắng gắt, nên dùng bạt hoặc vỏ vỏ bao xi măng.”

    Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm thi công móng nhà đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý.
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/23
  3. seothietkekientruc

    seothietkekientruc New Member

    Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

    [​IMG]

    Hiện nay, việc xác định chi phí quản lý dự án xây dựng được theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng.

    Ông Đỗ Văn Hòa (Hà Nội) hỏi, trường hợp chủ đầu tư chỉ thực hiện quản lý dự án một giai đoạn trong quá trình đầu tư dự án (ví dụ chủ đầu tư A chỉ quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án) thì chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư A được xác định như thế nào?

    Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

    Chi phí quản lý dự án xây dựng được xác định theo quy định tại Chương I, Phần II, Phụ lục số VIII Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

    Các hình thức quản lý dự án quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19, Điều 1 Luật Xây dựng 2020.

    Nguồn Baoxaydung
  4. seothietkekientruc

    seothietkekientruc New Member

    Trong các dự án kiến trúc, tư vấn địa phương (local consultant) đóng vai trò hết sức quan trọng.

    Nhiệm vụ chính của tư vấn địa phương là triển khai hồ sơ thiết kế dựa trên ý tưởng của tư vấn chính, chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng theo quy chuẩn Việt Nam, đồng thời giám sát, quản lý dự án.

    Trong quá trình thực hiện ý tưởng, đơn vị tư vấn chính sẽ thực hiện các công việc chuyên môn, tạo nên ý tưởng kiến trúc, nguyên lý quản trị tốt. Bên cạnh đó luôn cần đến tư vấn địa phương để triển khai chi tiết các ý tưởng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý trong suốt quá trình thực hiện.

    Thông thường, trong các dự án quy mô lớn như các khu đô thị, tổ hợp cao tầng, khách sạn… cần ý tưởng quy hoạch, kiến trúc hay nội thất đặc biệt, chủ đầu tư sẽ tìm đến phương án thuê tư vấn quốc tế và tư vấn địa phương cùng thực hiện.

    Các công ty được lựa chọn trở thành tư vấn địa phương phải đạt nhiều tiêu chuẩn khắt khe như thành thạo chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ. Các dự án thực hiện thường là các dự án lớn, tổng mức đầu tư cao, chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thực hiện dự án có quy mô tương tự như một tiêu chí bảo chứng tin cậy.

    Tư vấn địa phương là một trong số những hạng mục công việc các kiến trúc sư SONG NAM đang thực hiện. Trong quá trình làm việc, đội ngũ kiến trúc sư SONG NAM ngày càng phát triển nhờ việc tích lũy kinh nghiệm, trao đổi, học tập kiến thức chuyên môn cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của chủ đầu tư, tư vấn nước ngoài.

    Một số dự án SONG NAM phối hợp thiết kế trong vai trò tư vấn địa phương như:

    – Vinacomin Tower ( 18 tầng + 4 hầm): là công trình văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi cao cấp với kết cấu khung vách, sàn dự ứng lực, 4 tầng hầm để xe và bãi đậu trực thăng trên mái. Trong cao ốc này còn có nhà hàng và siêu thị mini. Để tạo giao thông thuận lợi cho sảnh đón, công trình sử dụng hệ dầm chuyển vượt nhịp 16m đỡ toàn bộ 16 tầng bên trên. Mặt tiền công trình là kính cường lực được treo vào hệ khung đỡ với biểu tượng của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm tôn vinh nét kiến trúc của thời đại.

    – Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San (217.8 ha): đây là dự án du lịch trên sườn núi đá vôi ở mũ Kê Gà, thành phố Nha Trang được thiết kế với toàn bộ biệt thự và resort hướng ra biển. Vấn đề đào đắp được tính toán cân bằng cục bộ cho từng căn nhà và tổng thể dự án.

    – Sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (36 lỗ, 173 ha): Với dự án này, Song Nam đã giải quyết bài toán thoát nước mặt sân golf trong vòng 5 phút sau bất kỳ cơn mưa lớn nhất nào. Điểm đặc biệt của sân golf này là ở giữa triền núi và biển nên các sân golf được thiết kế với địa hình khác nhau: núi, đồng bằng và ao hồ là cho ngưới chơi có những trải nghiệm và thách thức cực kỳ thú vị.

    [​IMG]

    Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San

    Liên hệ Tư vấn thiết kế:

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
    • Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
    • Hotline: 0769 861 168
    • Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 – Fax: + (84.28) 35 265 269
    • Email: songnam09@gmail.com
    • Website: www.songnam.net
  5. seothietkekientruc

    seothietkekientruc New Member

    Công tác thẩm tra dự toán là gì?

    Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.

    Thẩm tra thiết kế là việc thẩm tra một cách độc lập thiết kế của một hệ thống kỹ thuật theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng. Phạm vi thẩm tra thường bao gồm: móng, kết cấu; chống sét và phòng cháy chữa cháy; các hệ thống M&E; và sự tương thích của các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện.

    Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

    [​IMG]

    Thẩm tra dự toán thi công Caravelle Hotel

    Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

    – Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

    – Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

    – Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

    – Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

    – Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu qủa chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.
  6. seothietkekientruc

    seothietkekientruc New Member

    Quản lý dự án là gì?
    Quản lý dự án là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện.

    Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.

    Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?
    Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm đặt hàng vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công và cộng tác với các nhà thầu phụ. Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế, nhà thầu xây dựng, thiết kế kiến trúc xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro. Đồng thời, đảm bảo tốt các quan hệ với đối tác.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này