Cách theo dõi cử động của thai nhi

Thảo luận trong 'Thiết bị gia đình' bắt đầu bởi bamebimsua69, 20/9/16.

  1. bamebimsua69

    bamebimsua69 Member

    Bình thường, ngoài thời gian ngủ, thai nhi có thể đạp, xoay, nhào lộn, trong bụng mẹ và được gọi là cử động thai. Đây thực sự là 1 điều rất tuyệt vời khi người mẹ cảm nhận được sự phát triển của 1 cơ thể khác trong chính cơ thể mình. Thông thường người mẹ sẽ bắt đầu cảm giác được con mình đang cử động từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 25 của thai kỳ.
    • [*]Tại sao lại phải theo dõi cử động thai nhi?
    Kể từ tuần thai thứ 28, việc theo dõi cử động thai là căn cứ để người mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Việc này khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.

    Nếu cử động thai ít hơn, có lẽ thai đang phải chịu một tình trạng khó chịu nào đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mình. Khi đó, bạn cần gặp Bác sĩ để được nhận sự hỗ trợ cần thiết.

    Thời điểm thai nhi cử động nhiều nhất là sau khi mẹ ăn no, khi xoa bụng và khi mẹ trò chuyện cùng bé.
    [​IMG]
    • [*]Theo dõi cử động thai như thế nào?
    Trước khi đếm, thai phụ cần làm trống bàng quang của mình, nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm số cử động của thai nhi. Thời điểm: cần được tiến hành sau khi ăn xong và vào những thời điểm nhất định trong ngày để dễ dàng trong việc theo dõi và đánh giá những thay đổi nếu có trong một khoảng thời gian dài. Tổng thời gian theo dõi là 2 giờ, thai phụ sẽ ghi nhận số cử động thai trong khoảng thời gian này. Nếu số lần cử động của thai nhi từ 10 lần trở lên là bình thường. Từ tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu sau 2 giờ theo dõi, thai nhi cử động dưới 10 lần, thai phụ nên nằm nghiêng trái và tiếp tục theo dõi trong 2 giờ nữa. Nếu vẫn dưới 10 lần, cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Chia sẻ trang này