Cách thức viết CV xin việc song ngữ chuẩn nhất

Thảo luận trong 'Kỹ năng làm việc' bắt đầu bởi hoanglemtaty, 30/4/20.

  1. hoanglemtaty

    hoanglemtaty New Member

    Bạn đang băn khoăn cách viết CV song ngữ Anh Việt như thế nào? Hãy đọc bài này bạn sẽ phải ấn tượng đó.

    Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách viết từng mục cho CV song ngữ nhé

    Bản CV song ngữ cũng gồm các phần chính sau:
    • Thông tin cá nhân
    • Mục tiêu nghề nghiệp
    • Trình độ học vấn và bằng cấp
    • Kinh nghiệm làm việc
    • Hoạt động mà bạn đã tham gia
    • Chứng chỉ
    • Giải thưởng
    • Sở thích
    • Ngôn ngữ
    • Kỹ năng
    • Phần mềm
    Các đề mục trên là những đề mục có thể có trong CV, không bắt buộc phải có đầy đủ 12 đề mục, bạn có thể bớt hoặc sắp xếp lại sao cho đúng ý bạn nhất nhé.

    Thông tin cá nhân (Personal details)

    Thông tin cá nhân ở đây là họ tên đầy đủ (Full name) của bạn, ngày sinh (Date of birth), Địa chỉ (Address), Số điện thoại (Phone number), email liên lạc (Email),…

    Thông tin chính xác sẽ đảm bảo không xảy ra trường hợp khi bạn trúng tuyển mà không liên lạc được nhé.

    Ảnh kèm theo CV có thể có hoặc không tùy theo yêu cầu nhà tuyển dụng. Nếu có nên chọn ảnh nghiêm túc, nền xanh hoặc trắng, tóc và trang phục gọn gàng.

    Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)

    Mục tiêu nghề nghiệp bạn nên chia thành 2 mục: Ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng có thể thấy trong CV song ngữ của bạn có sự sắp xếp và kế hoạch rõ ràng ở mục tiêu làm việc.

    Lưu ý:

    Viết mục tiêu gắn với công ty bạn đang muốn xin việc
    Mục tiêu cần ngắn gọn, có thời gian và định hướng rõ ràng.
    Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)

    Phần này rất đơn giản. Bạn chỉ cần điền vào mẫu CV song ngữ tên trường học mà bạn đã hoặc đang theo học kèm với thành tích học tập của minh nhé.

    Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng nguyên tắc của CV 365 trong việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc:

    “Thực chất, phần mục tiêu nghề nghiệp không cần phải trình bày cao siêu, bạn chỉ cần thể hiện một cách đơn giản, ngắn gọn, nêu được những mục tiêu phát triển bản thân ngắn hạn và dài hạn. Nhưng, chớ dừng lại ở những mục tiêu dành riêng cho bản thân mình như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao về bạn và cho rằng mục tiêu của bạn sẽ chẳng thể giúp ích được gì cho con đường phát triển của công ty. Chính vì thế, bạn cần phải thể hiện được cả mục tiêu của bản thân gắn liền với mục tiêu phát triển chung của công ty mới mong làm hài lòng nhà tuyển dụng.” (theo timviec365.vn).

    Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

    Kinh nghiệm là một phần rất quan trọng trong bản CV. Vì là CV song ngữ Anh Việt nên bạn nên viết cả 2 ngôn ngữ song song với nhau. Kinh nghiệm ở đây bạn nên chọn những việc làm có liên quan đến ngành nghề mà bạn đang muốn ứng tuyển nhé hoặc có thể những việc làm không liên quan nhưng lại cho bạn những kỹ năng mềm hay kỹ năng có liên quan. Nên tâp trung vào một điểm duy nhất là công việc mà bạn muốn ứng tuyển.

    Các hoạt động mà bạn đã tham gia (Activities)

    Bạn dù chỉ đảm nhận công việc nhỏ trong đó nhưng bạn nên liệt kê vào phần hoạt động ngoại khóa nhé. Nên nhớ nhấn mạnh vào những kinh nghiệm và kỹ năng mà hoạt động ngoại khóa đó đem lại cho mình. Phần này thực ra là phần để những nhà tuyển dụng có thể thấy nhiều hơn kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, đồng thời là sự năng động trong bạn.

    Nên nếu không có một hoạt động ngoại khóa nào thì cũng không sao nhé, vì bạn có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng thông qua những phần mục bên dưới của bản CV song ngữ nữa nhé.

    Sở thích (Interests)

    Phần này bạn hãy thể hiện con người bạn một cách ấn tượng. Những sở thích liên quan đến những thói quen tốt như: Reading books (đọc sách), nghiên cứu các chương trình máy tính.... Đừng nên viết quá lan man nếu không sẽ phản tác dụng đó nhé.

    Kỹ năng (Skills)

    Những kỹ năng mềm hay kỹ năng chuyên môn bạn sẽ viết vào phần này nhé.

    Những mục trên có thể thêm hoặc bớt tùy theo ý của mình. Tuy nhiên hãy biết nhấn mạnh, làm nổi bật CV của mình bằng cách sắp xếp các phần. Phần nổi bật đưa lên đầu, phần yếu đưa xuống dưới.

    Chứng chỉ (Certifications)

    Chứng chỉ có thể là về ngôn ngữ hoặc tin học,… Bạn nên đưa hết những chứng chỉ bạn có vì chứng chỉ có độ đánh giá cao hơn so với việc bạn nói miệng.

    Giải thưởng (Awards)

    Giải thưởng cũng là một “vũ khí” giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng đó nhé. Một bản CV có mục giải thưởng và một bản CV không có sẽ khác hẳn. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, tất nhiên sẽ ấn tượng với CV xin việc song ngữ mà có mục giải thưởng hơn đúng không?

    Tuy nhiên không phải giải thưởng nào bạn cũng cho vào nhé. Chỉ đưa vào những giải thưởng liên quan đến tính chất công việc và kỹ năng làm việc thôi nha.

Chia sẻ trang này