Cách phòng bệnh dịch tả trâu bò

Thảo luận trong 'Giày dép' bắt đầu bởi nguyenhduong511, 8/11/18.

  1. Cách phòng bệnh dịch tả trâu bò

    Khi có dịch
    • [*]Bà con cần phải kiểm tra và phát hiện ra những con trâu, bò bị bệnh để nhanh chóng cách ly ra khỏi đàn.[*]Tiêm huyết thanh dịch tả cho trâu bò nghi mắc bệnh.[*]Tiến hành công bố dịch và nghiêm cấm hoàn toàn việc giết mổ, vận chuyển gia súc.[*]Đối với những con trâu bò bị chết do bệnh dịch tả cần phải chôn sâu 2m, đổ vôi sát trùng và lấp đất cẩn thận.[*]Vệ sinh, khử trùng chuồng trại bằng dung dịch nước vôi 10% hoặc Crezin 2 – 3% và để trống chuồng 30 ngày.
    [​IMG]

    Khi chưa có dịch
    • Bà con tiêm vắc-xin phòng bệnh cho cả đàn định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần, nhất là những vùng có nguy cơ mắc bệnh cao, vùng xung quanh các ổ dịch cũ, vùng đã từng xảy ra dịch bệnh.
    • Vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại, tiêu độc khử trùng định kỳ, tăng cường vệ sinh đàn gia súc của gia đình để dịch bệnh không có cơ hội phát sinh.
    Cách trị bệnh

    Hiện nay ở Việt Nam bệnh dịch tả chưa có thuốc đặc trị nên bà con chỉ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị các triệu chứng của bệnh khi chúng mới xuất hiện
    • [*]Trường hợp bệnh mới phát, trâu bò chưa bị ỉa chảy, có thể điều trị bằng cách tiêm huyết thanh dịch tả với liều lượng từ 60 – 100ml/ngày/con (đối với bê, nghé dưới 100kg), từ 100 – 160ml/ngày/con (đối với bò từ 100 – 200kg) và 160 – 200ml/ngày/con (đối với bò từ 200kg trở lên).[*]Khi trâu bò bị sốt cao thì bà con sử dụng thuốc Urotropin 10% để tiêm dưới da, với liều lượng 10ml/ngày.[*]Khi trâu bò bị tiêu chảy dữ dội, mất nước, bà con cần truyền tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn, sinh lý ngọt đẳng trương với liều 1000ml cho 100kg khối lượng.

Chia sẻ trang này