Cách Dùng Hàm iferror Trong Bảng Tính Bạn Có Thể Chưa Biết

Thảo luận trong 'Phần mềm' bắt đầu bởi congductp1, 4/8/22.

  1. congductp1

    congductp1 New Member

    Quá trình làm việc với bảng tính trong excel đôi lúc xảy ra lỗi, bạn không biết phải làm cách nào để khắc phục nó. Bài viết dưới đây NTP sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm iferror để khắc phục các lỗi đó, giúp cho kết quả lỗi trong bảng tính được tối ưu và chuyên nghiệp hơn. Cùng thực hiện với NTP qua các ví dụ được chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ cách dùng hơn nhé!


    [​IMG]

    Hàm iferror trong excel
    Hàm iferror trong excel thường giúp người dùng phát hiện ra lỗi khi thao tác và có thể xử lý lỗi đó rồi trả về kết quả như mong muốn mặc dù nó không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu, người dùng chỉ có thể tự kiểm tra lại phép tính của mình.

    Cấu trúc hàm iferror in excel

    =IFERROR(Value; Value_if_error)

    Giải thích hàm:

    • Value (Bắt buộc): Hàm cần thực hiện kiểm tra lỗi.

    • Value_if_error (Bắt buộc): Giá trị trả về nếu điều kiên có lỗi và ngược lại không trả về giá trị nếu điều kiện không bị lỗi.
    Lưu ý: Nếu phép tính của bạn gặp các lỗi như: #VALUE, #NA, #REF, #NUM!, #DIV/0!,#NAME?, #NULL! thì hàm iferror mới trả về kết quả.

    Bước 1: Bạn thực hiện nhập công thức sau vào ô địa chỉ chứa kết quả trả về:

    =IFERROR (INDEX($C$3:$E$10, MATCH(B13,$E$3:$E$10,0)),”Kiểm tra lại công thức”)

    Bước 2: Sau đó click đúp chuột vào vị trí ô vuông Fill Handle để nhận đầy đủ kết quả hàm excel trả về trong excel.

    Nếu muốn sử dụng hàm iferror vlookup bạn chỉ cần chèn thêm hàm excel vào trước vlookup mang giá trị sai rồi nhập giá trị bạn muốn trả về.

    Sau đây là các bước thực hiện cho hàm iferror và vlookup:

    Bước 1: Bạn nhập công thức hàm excel sau vào ô địa chỉ chứa kết quả trả về:

    = IFERROR(VLOOKUP(RIGHT(B3,2),$B$13:$C$15,2,),”Kiểm tra lại công thức”)

    Bạn muốn nhận kết quả thực hiện nhấn ENTER hàm excel xuất kết quả như hình minh họa sau:

    Bước 2: Sau đó click đúp chuột vào vị trí ô vuông Fill Handle để nhận đầy đủ kết quả hàm excel trả về trong excel

    Hàm MOD trong Excel
    Hàm MOD dùng để lấy phần dư của phép toán chia trong bảng tính Excel. Kết quả khi hàm Excel này trả về luôn cùng dấu với số chia.

    [​IMG]

    Công thức hàm Excel

    =MOD(Number, Divisor)

    Giải thích hàm Excel:

    • Number: Số bị chia trong quá trình thực hiện phép toán. (Bắt buộc)

    • Divisor: Số chia trong quá trình thực hiện phép toán. (Bắt buộc)
    Lưu ý khi dùng hàm Excel:

    • Nếu số bị chia bằng 0, hàm MOD trong Excel sẽ trả về kết quả giá trị lỗi #DIV/0!.

    • Trong Excel hàm MOD và INT thường được dùng để giải quyết các yêu cầu này, bạn có thể sử dụng bằng các số hạng của hàm INT để giải quyết yêu cầu bài toán
    =MOD(n,d) = n-d * INT(n/d)


    Bước 1: Bôi đen bảng cần thực hiện tô màu trong Excel.

    Bước 2: Tại Tab Home – Chọn thẻ Conditional Formatting – Chọn mục New Rule…

    Bước 3: Trong hộp thoại New Formatting Rule – Chọn mục Use a formula to determine which cells to format.

    Bước 4: Tại vị trí Edit the Rule Description – Sử dụng công thức hàm MOD để thiết lập, nhập công thức =MOD(ROW(A1),2)=0 vào ô như hình dưới đây.

    Bước 5: Để chọn kiểu chữ, màu chữ, màu nền đánh dấu đã được yêu cầu bạn nhấp chuột vào ô Format và lựa chọn màu thỏa yêu cầu bài toán.

    Hàm index match là gì
    Hàm index match trong excel dùng để dò tím giá trị trên cả cột và dòng trong bảng tính, với hàm excel khác như vlookup hay hlookup chỉ dò tìm được trên cột hoặc hàng.

    [​IMG]

    Hàm index kết hợp match là hàm excel khá thông dụng và thường được dùng trong một số bài toán dò tìm giá trị phức tạp, khi nhận được yêu cầu bài toán bạn nên cân nhắc đê lựa chọn phương pháp giải cho phù hợp để nâng cao hiệu suất công việc.

    Công thức hàm index excel

    =INDEX(Array, Row_number, [Column_number])

    Giải thích hàm:

    • Array: Mảng chứa đựng giá trị trả về.

    • Row_number ( bắt buộc): Vị trí của hàng chứa giá trị được trả về.

    • [Column_number]: Vị trí của cột chứa giá trị được trả về.
    Công thức hàm match excel

    =MATCH(Lookup_value, Lookup_array, [Match_type])

    Giải thích hàm:

    • Lookup_value: Giá trị thực hiện việc tìm kiếm.

    • Lookup_array: Mảng chứa giá trị được tìm kiếm.

    • [Match_type]: Lựa chọn kiểu tìm kiếm mong muốn. Với [Match_type] = 1 hoặc bỏ: Hàm sẽ hiểu tìm giá trị lớn nhất mà giá trị đó nhỏ hơn Lookup_value; Với [Match_type] = 0: Hàm sẽ hiểu tìm giá trị thứ nhất mà giá trị đó bằng chính xác Lookup_value; Với [Match_type] = -1: Hàm sẽ hiểu tìm giá trị nhỏ nhất mà giá trị đó bắt buộc phải lớn hơn hoặc bằng với Lookup_value.

Chia sẻ trang này