Bạo hành gia đình- vấn đề nhức nhối xã hội

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi neungaymaiemdi, 21/8/15.

  1. Bên cạnh nạn nhân trực tiếp là phụ nữ, bạo hành gia đình cũng tác động tiêu cực tới trẻ em.

    Gia đình là nơi xây dựng của hạnh phúc, là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, chốn quay về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đã và đang trở thành địa ngục, là nỗi đau bởi những hành vi bạo hành.

    Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo hành gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của những người trong cuộc, đặc biệt là trẻ nhỏ. bạo hành gia đình làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình.
    [​IMG]Bạo hành gia đình​
    Ở Việt Nam, bạo hành gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động. bạo hành gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo hành kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Điều đáng nói là, không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà bạo hành gia đình còn xuất hiện ở gia đình trí thức, có nền tảng kinh tế; không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm trời.

    Các hành vi bạo hành gia đình có nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung, các nhà nghiên cứu xã hội học đều chỉ ra nguyên nhân sâu xa là tiềm thức trọng nam khinh nữ. Thái độ im lặng của cộng đồng cũng vô tình trở thành sự cho phép ngầm đối với sự tiếp diễn của các hành vi đó. Theo đó, phụ nữ là nạn nhân của chủ yếu của bạo hành gia đình. Đồng thời, trẻ em cũng là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp về nhận thức cũng như tinh thần tới tận sau này.

    Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không ảnh hưởng quan trọng bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau. Điều này khiến trẻ nảy sinh tư tưởng cực đoan, tự tử, học kém, dễ có hành động bạo hành, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày...

    Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do còn quá nhỏ và yếu đuối nên không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh ẩu đả của cha mẹ. Những hình ảnh ấy tạo một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng dễ bị căng thẳng thần kinh, tính tình cục cằn hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người lớn lên trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
    [​IMG]
    Bạo hành gia đình ảnh hưởng đến cả con cái​

    Do vậy, xóa bỏ tiềm thức trọng nam khinh nữ là một vấn đề cấp bách. Thực tế đã chứng minh rằng, thực hiện sự bình đẳng về giới không chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ mai sau.
    Bài viết hay:
    - tâm lý con trai khi yêu
    - Đơn xin ly hôn


    Một số giải pháp để ngăn chặn hiện tượng bạo hành gia đình:

    1. Lên tiếng về nạm bạo hành gia đình

    Hãy lên tiếng về những hành vi sai trái hoặc sự bất công cho dù không muốn to tiếng hoặc xô xát trong gia đình. Sự im lặng và chịu đựng những hành vi bạo hành sẽ tiếp tay cho thủ phạm tái diễn.

    2. Nâng cao nhận thức

    Hãy giành thời gian tìm hiểu thông tin trong Luật phòng, chống bạo hành gia đình để mở rộng kiến thức về vấn đề này. Ngoài ra, các chuyên gia tại một số trung tâm hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành và nạn nhân của bạo hành gia đình có thể tư vấn giúp bạn tránh sự kiểm soát của thủ phạm.

    3. Chia sẻ khi là nạn nhân của bạo hành gia đình

    Không nên im lặng và cho rằng mọi thứ sẽ được sắp xếp ổn thỏa. Ngược lại, thủ phạm sẽ khiến mọi thứ tồi tệ và làm mọi người tổn thương. Hãy chia sẻ trước khi quá muộn và ngăn chặn bạo hành gia đình tái diễn.

    [​IMG]Khó giải quyết triệt để nạn bạo hành gia đình​





    4. Đưa vấn đề ra ánh sáng

    Hãy mạnh dạn chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè, gia đình và những người thân để họ có thể biết được hoàn cảnh cụ thể và cho bạn lời khuyên. Bạn hãy phớt lờ những ý kiến khác nhau của xã hội bởi vì chính bạn cũng là một cá thể trong đó và xã hội không bao giờ chấp nhận sự bất công.

    5. Trở nên độc lập

    Một công việc với mức thu nhập chính đáng sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn. Đừng để bạo hành gia đình chôn vùi ước mơ và niềm đam mê trong bạn. Bạn có thể chuyển chỗ ở để tạo dựng một khởi đầu mới, tiến lên và tạo ra cơ hội cho chính mình.

    6. Sự vào cuộc của công lý

    Khi bạo hành gia đình không thể chấm dứt, bạn hãy tìm đến cơ quan pháp luật để tố giác. Bạn nên chuẩn bị tinh thần cho một phiên tòa và hãy tin rằng thủ phạm sẽ bị trừng trị thỏa đáng vì những hành vi bạo hành của mình.

    Nguồn bài viết:
    http://tuvantamlytinhyeu.blogspot.com/

Chia sẻ trang này