An Viên "ép" các đại gia truyền hình giảm cước?

Thảo luận trong 'Điều hoà VPF Chiller' bắt đầu bởi hkqn12341234, 28/11/17.

  1. hkqn12341234

    hkqn12341234 Member

    An Viên "ép" các đại gia truyền hình giảm cước?

    Công ty AVG vừa gây "choáng" cho thị trường truyền hình trả tiền với việc "đại hạ giá" cước cao nhất còn 50.000 đồng/ tháng, chỉ bằng một nửa hoặc thậm chí 1/4 giá cước của các đối thủ. Cùng với giảm giá cước, An Viên còn bổ sung 36 kênh mới.
    [​IMG]
    Cụ thể, từ ngày 1/11/2014 khách hàng sử dụng dịch vụ Truyền hình An Viên tại khu vực miền Bắc khi đăng ký Gói A sẽ được xem 72 kênh SD và HD với giá cước 20.000 đồng/tháng. Cao cấp hơn, khách hàng có thể đăng ký Gói B với 108 kênh bao gồm 72 kênh gói A được bổ sung thêm 36 kênh khác với giá cước 50.000 đồng/tháng. An Viên thông báo giá cước này được áp dụng với DTT miền nam và DTH trong tháng 12.

    Vừa giảm giá, đồng thời tăng số kênh khiến An Viên trở thành một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền hấp dẫn nhất hiện nay.

    Cụ thể, VTVcab áp dụng mức cước 110.000 đồng/tháng cho dịch vụ truyền hình SD (68 kênh SD) và 160.000 đồng/tháng cho dịch vụ HD (150 kênh với 40 kênh HD). Những thuê bao cáp nào muốn xem thêm kênh HD phải đầu tư thêm đầu kỹ thuật số giá 1,5 triệu đồng và thẻ 50.000 đồng/ tháng.

    Truyền hình số vệ tinh K+ cung cấp gói Access+ (85 kênh SD) cùng mức giá 85.000 đồng/tháng, gói Premium HD+ (84 kênh với 12 kênh HD) cùng mức giá 220.000 đồng/tháng.

    SCTV cho phép khách hàng ở Hà Nội lựa chọn gói SD (118 kênh SD) với giá 65.000 đồng/tháng, gói HD (148 kênh với 30 kênh HD) với giá 80.000 đồng/tháng.

    Truyền hình kỹ thuật số VTC cung cấp gói dịch vụ SD (101 kênh SD) với mức cước 400.000 đồng/6 tháng và 720.000 đồng/1 năm, gói dịch vụ truyền hình HD (125 kênh, có 20 kênh HD) với mức cước 400.000 đồng/3 tháng, 650.000 đồng/6 tháng và 1,2 triệu đồng/1 năm...

    Nhận định về động thái giảm giá sốc của AVG, một đại lý truyền hình cáp VTVcab ở Hà Đông - Hà Nội (đề nghị không nêu tên) cho rằng sẽ tác động đến việc duy trì và khai thác khách hàng mới của mình. Hiện nay, truyền hình cáp của VTV giá vừa đắt hơn lại vừa không xem được kênh HD (muốn xem được phải mất thêm tiền), trong khi hiện nay rất nhiều gia đình đã sử dụng TV độ nét cao. Một số đại lý khác của VTC, SCTV cũng đứng ngồi không yên.

    Rõ ràng, "đòn" giảm giá, tăng kênh của An Viên ít nhiều có tác động đến mặt bằng giá cước truyền hình trả tiền. Nó có thể sẽ tạo thành cuộc "lội ngược dòng" giá cước vốn trong những năm gần đây tăng nhiều hơn giảm.

    Cụ thể, giá cước thuê bao tháng của SCTV năm 2007 là 35.000 đồng/tháng, năm 2008 là 44.000 đồng/tháng, năm 2009 là 66.000 đồng/tháng, 2010 thì tăng lên 88.000 đồng/tháng, 2012 là 109.000 đồng/tháng. Hiện giá cước của SCTV đã giảm còn 80.000 đồng/ tháng (gói HD) và 65.000 đồng/ tháng gói SD.

    Giá cước thuê bao tháng của VCTV (VTVcab) năm 2005 chỉ có 30.000 đồng/tháng, đến năm 2008 là 44.000 đồng, 2009 tăng lên 65.000 đồng, năm 2011 tăng lên 88.000 đồng và 2012 tăng lên 110.000 đồng...

    Như vậy, mức giảm giá cước của An Viên mới đây đã về gần với mốc giá cước năm 2008. Hiện tại, VTVcab chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là SCTV, MyTV, K+... Với việc An Viên giảm cước như vậy, "miếng bánh" truyền hình trả tiền năm 2014 được dự đoán là sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Nếu các "đại gia" vẫn bảo thủ giữ nguyên giá cước thì sẽ khó níu giữ được khách hàng.

    Số lượng kênh chưa nói lên điều gì

    Một yếu tố "câu khách" đối với truyền hình trả tiền là số lượng kênh. Có vẻ như, số kênh truyền hình - đặc biệt là kênh HD - càng nhiều thì càng có sức hấp dẫn.

    Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng kênh nhiều không có nghĩa là chất lượng tốt. Đơn giản bởi số kênh chất lượng như phim truyện, giải trí quốc tế đều phải trả phí bản quyền cao, việc kiểm soát thực thi bản quyền ngày càng gắt gao nên xảy ra tình trạng nhà cung cấp tùy tiện cắt kênh, trám vào đó là những kênh truyền hình địa phương...

    Trả lời trên báo Đời sống Pháp luật hồi tháng Tư vừa qua, đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương nhận xét mặc dù số lượng kênh truyền hình hiện nay đã được tăng lên nhiều so với trước đây nhưng chất lượng nội dung vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của người xem. Không những thế, số lượng kênh truyền hình nước ngoài vẫn chiếm chủ yếu, từ khoảng 60 - 70% nội dung của các đài.

    Do đó, cùng với mức giá cước hợp lý thì người tiêu dùng cũng đòi hỏi ở nhà cung cấp phải tuân thủ đúng với cam kết về chất lượng kênh cung cấp.

Chia sẻ trang này