06 Tiêu chí để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên

Thảo luận trong 'Kỹ năng' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Bích Liên, 9/12/21.

  1. [​IMG]
    Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là bước quan trọng trong kế hoạch quản trị nhân sự và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bởi vì, khi đã thấu hiểu đượng sự hài lòng, tâm tư nguyện vọng của nhân viên , doanh nghiệp có thể phát huy tối đa nguồn lực, đạt được các mục tiêu dài hạn mà tổ chức đặt ra.

    Các tiêu chí đánh giá:

    1 Mức độ hài lòng với công việc
    Đầu tiên, hãy kiểm tra xem nhân viên của bạn có đang hài lòng với vị trí công việc hiện tại với các câu hỏi như: họ có thực hiểu rõ về công việc và mục tiêu của công việc hay không, khối lượng công việc đang đảm đương có phù hợp không, công việc này có mang lại trải nghiệm gì thú vị hoặc gây áp lực với họ không. Bằng các câu hỏi này bạn sẽ lật mở được mức độ hài lòng của nhân viên sâu sắc hơn.

    2 Lương bổng và phúc lợi
    Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về chế độ lương và phúc lợi họ đang nhận được, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định nhân viên có hài lòng với doanh nghiệp hay không?
    Các khảo sát có thể là: lương có được thực hiện đúng kỳ, đúng hạn. Các phúc lợi như trợ cấp nhà ở, đi lại, bảo hiểm… có vấn đề gì hay không. Tìm hiểu và cải thiện tốt nhất các vấn đề trên là góp phần cao nhất nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên.

    3 Chính sách và quy trình làm việc
    Hãy trao đổi rõ ràng về chính sách và quy trình làm việc từ ngày đầu nhân viên bước vào công ty. Hãy cho họ thấy rõ lộ trình thăng tiến và sự chuyển đổi trong công việc một cách công bằng.
    Trong các trường hợp khẩn cấp thì họ nên làm việc với ai, ai là người giải quyết vấn đề của họ. Nếu không hài lòng thì họ thảo luận vấn đề với phòng ban hoặc cá nhân nào. Từ đó giúp nhân viên an tâm và thoải mái nhất trong quá trình làm việc.

    >>> Xem thêm: Tìm hiểu về đánh giá 360 độ trong doanh nghiệp


    4 Mối quan hệ với đồng nghiệp
    Một cách để nắm vững tình trạng mối quan hệ hiện tại của các nhân viên đồng cấp hoặc giữa cấp trên và cấp dưới là lắng nghe chia sẽ của nhân viên trong việc tạo dựng mối quan hệ nơi công sở hoặc tổ chức các hoạt động teambuilding. Điều này sẽ làm gắn kết nội bộ hơn trong doanh nghiệp.

    5 Đào tạo và phát triển
    Bất cứ nhân viên nào cũng điều muốn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, công ty hãy tạo điều kiện và cơ hội để họ thử sức với tiềm năng của mình. Ngoài ra, nên thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo để nhân viên trao dồi thêm kỹ năng, giúp nhân viên thật sự cảm thấy được trọng dụng và muốn cóng hiến nhiều hơn.

    6 Sức khỏe và an toàn lao động
    Bất cứ nhân viên nào cũng muốn được làm việc trong môi trường được đảm bảo đầy đủ về trang thiết bị bảo hộ và an toàn, sức khỏe được đảm bảo khi làm việc tại công ty. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra công tác an toàn lao động tại nơi làm việc, giúp nhân viên cảm thấy an tâm trong quá trình cống hiến tại đây..

    Tham khảo thêm : https://www.codx.vn/tuyen-duong-nhan-vien/

Chia sẻ trang này