Ứng dụng công nghệ bê tông asphalt tái chế ấm

Thảo luận trong 'Các thiết bị khác' bắt đầu bởi nadanvonga, 6/12/22.

  1. nadanvonga

    nadanvonga Member

    Ứng dụng công nghệ bê tông asphalt tái chế ấm Tái chế bê tông không còn là điều xa lạ nhưng tái chế vật liệu mặt đường bê tông asphalt cũ còn khá mới mẻ ở nước ta. Theo tính toán, tái chế vật liệu mặt đường bê tông asphalt cũ là sự lựa chọn của ngành công nghiệp mặt đường asphalt ở nhiều nước trên thế giới. May mai nen gây ấn tượng với hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam công nghệ này vẫn chưa được ứng dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hỗn hợp bê tông asphalt tái chế ấm (BTATCA) đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn, góp phần giảm giá thành xây dựng mặt đường cũng như giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ BTATCA: Hiện nay, ở Việt Nam có đến hơn 85% kết cấu mặt đường ô tô là bê tông asphalt. Tuổi thọ khai thác trung bình của kết cấu mặt đường bê tông asphalt khoảng 7 - 10 năm, do vậy nguồn vật liệu RAP thu được từ quá trình bảo trì và sửa chữa mặt đường là rất lớn, có thể lên đến hàng triệu tấn mỗi năm. Hơn nữa, tất cả các vật liệu thành phần chế tạo bê tông asphalt đều là nguồn tài nguyên không tái tạo, do vậy các giải pháp công nghệ để tái sử dụng vật liệu RAP sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế và môi trường May mai san. [​IMG] So với bê tông asphalt nóng truyền thống, công nghệ BTATCA đem lại ba lợi ích cơ bản sau: Thứ nhất, ở Việt Nam hầu hết các công trình cầu đường thường sử dụng nguồn vật liệu không tái tạo (cốt liệu và nhựa đường) để sản xuất hỗn hợp bê tông asphalt. Vòng đời của các vật liệu này thường kết thúc ở các bãi chôn lấp, khi công trình bị phá hủy. Việc tận dụng chúng vào vòng đời khai thác mới sẽ tiết kiệm được các nguồn tài nguyên không tái tạo. Thứ hai, trong quá trình thi công theo công nghệ tái chế ấm, nhiệt độ hỗn hợp bê tông asphalt thấp, chỉ từ 120 - 125°C, trong khi hỗn hợp bê tông asphalt nóng truyền thống cần nhiệt độ từ 150 - 180°C. Mức giảm từ 25 - 30°C này giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (giảm phát thải khí nhà kính đến 27%). Thứ ba, chất lượng của BTATCA tương tự như bê tông aspahlt nóng hoặc bê tông asphalt tái chế nóng. Các chỉ số chất lượng mặt đường của BTATCA như độ lún mặt đường, độ bằng phẳng, độ nhám tương đương so với công nghệ bê tông asphalt nóng truyền thống. Vì vậy, BTATCA được sử dụng làm cả lớp trên cũng như lớp dưới của kết cấu mặt đường, đồng thời tiết kiệm chi phí vòng đời lên tới 27,1%. Ngoài việc đánh giá các tính năng kỹ thuật đạt được của công nghệ BTATCA, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá hiệu quả môi trường đạt được của công nghệ này. Kết quả cho thấy, công nghệ BTATCA giúp giảm phát thải khí nhà kính (CO2, N2O, CH4) lên đến 27%, tiết kiệm chi phí trong vòng đời sản xuất và sử dụng lên đến 27,1% so với công nghệ bê tông asphalt nóng truyền thống. Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, đề tài đã giải quyết đồng thời được hai bài toán quan trọng là tiết kiệm chi phí chôn lấp RAP, đồng thời giảm chi phí xây dựng mặt đường do tái sử dụng vật liệu RAP để thay thế vật liệu mới. Trong quá trình thi công, công nghệ BTATCA có nhiệt độ thấp hơn công nghệ bê tông asphalt nóng truyền thống nên hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Về mặt KH&CN, Nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ chế tạo BTATCA trong xây dựng đường ô tô ở Việt Nam. Việc biến chất thải RAP thành vật liệu hữu ích không chỉ cho thấy năng lực sáng tạo mà còn thể hiện trách nhiệm của các nhà khoa học trong nước trong việc góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường Máy đánh bóng bê tông.

Chia sẻ trang này