Bán hàng qua điện thoại là gì? Quy trình và kỹ năng bán hàng qua điện thoại

Thảo luận trong 'Các thể loại khác' bắt đầu bởi Sea Fulfillment, 24/3/23.

  1. Sea Fulfillment

    Sea Fulfillment New Member

    Bán hàng qua điện thoại là phương pháp marketing được nhiều các doanh nghiệp hiện nay tiến hành nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về lý do vì sao hình thức này lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và bỏ túi những kỹ năng bán hàng qua điện thoại đỉnh cao, mọi người hãy xem ngay bài viết được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ ngay sau đây.
    Bán hàng qua điện thoại là gì?
    Bán hàng qua điện thoại (hay telemarketing) là những hình thức bán hàng, tiếp thị sản phẩm thông qua cuộc gọi điện thoại đến khách hàng mà doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Với phương pháp này những nhân viên tư vấn có thể nâng cao khả năng bán hàng, gia tăng doanh thu và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong công việc.
    Ưu và nhược điểm của hình thức bán hàng qua điện thoại
    Ưu điểm
    Chủ động tiếp cận: Không bị giới hạn về địa lý, thay vì phải đi gặp trực tiếp khách hàng thì chỉ cần ngồi một chỗ các Telesale có thể trò chuyện khách hàng trên mọi miền đất nước, thậm chí là cả quốc tế. Điều này tiết kiệm công sức và chi phí đi lại thay vì sale truyền thống.
    Không ảnh hưởng bởi ngoại hình: Telesale tập trung vào giọng nói bởi vậy không cần ngoại hình ưa nhìn chỉ cần giọng nói dễ nghe, ngọt ngào sẽ trở thành thế mạnh để bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng trên điện thoại.
    Làm việc online: Ngay cả khi tình hình Covid phức tạp thì doanh nghiệp vẫn có thể cho nhân viên làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
    Tiết kiệm chi phí: Phần lớn các doanh nghiệp như bất động sản, bảo hiểm, giáo dục sử dụng hình thức telesale như một giải pháp bán hàng có chi phí thấp. Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ tiếp cận hàng trăm khách hàng mỗi ngày, đưa cho họ các thông tin chi tiết và cá nhân hóa về sản phẩm. Từ đó giúp tăng tỷ lệ chốt đơn cao hơn so với quảng cáo thông thường.
    Lưu trữ lịch sử cuộc gọi: Khi gọi điện tư vấn KH phần mềm quản lý CRM sẽ lưu trữ các cuộc gọi trên hệ thống. Điều này sẽ giúp các telesale hiểu mình đã từng tư vấn gì, phản hồi và yêu cầu của khách ra sao. Nhờ vậy khi nghe lại nội dung cuộc gọi bạn sẽ đánh giá được chất lượng telesale đã ổn chưa, cần cải thiện điều gì.
    Để bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần có đội ngũ telesale dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để vận hành một đội ngũ telesale. Do đó, sử dụng dịch vụ telesales thuê ngoài là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đạt hiệu quả cao nhất.
    Nhược điểm
    Bị làm phiền: Không phải cuộc gọi nào cũng đúng thời điểm khách đang cần, đôi khi chúng trở thành spam gây tâm lý khó chịu cho khách hàng.
    Hoài nghi: Các khách hàng thường có tâm lý thận trọng mỗi khi có cuộc gọi điện từ số lạ. Vì họ sợ bị lừa đảo, hay sản phẩm chưa đủ uy tín, nên rất khó khăn để telesale tiếp cận khách hàng và để họ cởi mở nói về nhu cầu của mình.
    Quy trình bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp
    Để triển khai quá trình bán hàng qua điện thoại hiệu quả, mọi người cần thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:
    Bước 1: Chuẩn bị cuộc gọi
    Chuẩn bị luôn là bước ít nhân viên telesale quan tâm nhưng lại góp phần giúp bán hàng qua điện thoại trở nên thành công. Trước cuộc gọi, nhân viên sale nên đọc trước về thông tin khách hàng trong cuộc gọi, xem lịch sử khách hàng, lịch sử cuộc gọi để nắm bắt được phần nào nhu cầu và tâm lý khách hàng.
    Bước 2: Đặt mục tiêu
    Bất cứ một hành động nào cần xác định mục tiêu trước khi thực hiện, bán hàng qua điện thoại cũng vậy. Cuộc gọi cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, mời khách hàng tham dự hội thảo hay bán hàng trực tiếp. Bạn cần xác định rõ mục tiêu cho cuộc gọi trước khi nhấc máy.
    Bước 3: Xây dựng kịch bản cho cuộc gọi
    Các bước để xây dựng kịch bản bán hàng qua điện thoại bao gồm:
    Lời chào với khách hàng: Hãy sử dụng lời mở đầu chuyên nghiệp nhưng không kém phần thân thiện để khách hàng có ấn tượng tốt ngay từ lần đầu nhấc máy.
    Xác định thông tin khách hàng: Trước khi bước vào tìm hiểu vấn đề bạn nên cho khách hàng thấy rằng mình là chuyên gia trong lĩnh vực, tạo thái độ cởi mở, thân thiện để KH dễ dàng cởi mở hơn.
    Xác định vấn đề của khách hàng và gợi ý giải pháp: Đây là phần mấu chốt của cuộc gọi điện.
    Hỗ trợ xử lý vấn đề cho khách hàng và tạm biệt khách.
    Bước 4: Theo dõi và đánh giá chất lượng cuộc gọi
    Theo dõi đánh giá chất lượng cuộc gọi giúp tăng cường trải nghiệm của khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp nhất quán được các điểm tiếp xúc trong các trành trình của khách hàng. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên tiến hành phân tích các cuộc gọi một cách tập trung nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên và đảm bảo nhân viên tuân thủ các quy tắc chăm sóc tư vấn khách hàng đã đề ra trước đó.
    Bước 5: Nâng cao hiệu suất của cuộc gọi
    Sau khi đánh giá, đo lường cuộc gọi thì doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch cải thiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc gọi cũng như số lượng cuộc gọi bán hàng phù hợp.

Chia sẻ trang này