Tôi đã được tìm lại kiến thức trắc nghiệm toán cấp 3 như thế nào?

Thảo luận trong 'Kỹ năng' bắt đầu bởi beeduads, 26/10/16.

  1. beeduads

    beeduads New Member

    Tôi – một học sinh cuối cấp cực kì ghét những con số, đau đầu trước những phép biến đổi của tích phân, mệt mỏi trước những yêu cầu chứng minh hình học không gian. Chẳng biết từ bao giờ, tôi ghét Toán, hay đúng hơn môn Toán trở thành nỗi ám ảnh của tôi. Mỗi lần đến giờ Toán, tôi lại nơm nớp lo sợ! Sợ bị gọi lên bảng, sợ điểm kém, sợ bị bạn bè chê cười, sợ bố mẹ thất vọng.
    Lớp 12 – một dấu mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi học sinh. Bao nhiêu lo lắng và áp lực dồn hết lên năm học này. Ngoài những bài kiểm tra hay những kì thi thông thường, tôi còn phải đối mặt với kì thi tốt nghiệp và Đại học. Nếu môn Toán cứ mãi tình trạng “mù chữ” như này, thì ngay cả có được tấm bằng cấp 3 với tôi còn khó khăn và quá sức, tính gì đến chuyện bố mẹ muốn tôi thi đại học khối A! Kì thực, tôi hoang mang không biết nên thi khối gì vì bản thân không nổi trội ở bất cứ môn nào, nhưng tôi vẫn muốn được đặt chân đến các trường đại học lớn, được gọi bằng 2 tiếng “sinh viên”!
    [​IMG]
    Bố mẹ tôi vì kì vọng nên liên tục đăng kí cho tôi học ở nhiều trung tâm. Việc phải bon chen trong một đám đông, vừa không hiểu gì, lại còn thấy ngột ngạt. Là học sinh cuối cấp rồi nhưng kiến thức lớp dưới tôi vẫn không nắm vững, loay hoay với ý muốn nhanh chóng tiến bộ chớp nhoáng: cách học giỏi môn toán lớp 10 nhanh nhất, hay làm sao để học giỏi toán lớp 11… Tôi chỉ có thể kiên nhẫn trong vòng một tháng. Vậy là tôi lại được bố mẹ mời gia sư đến dạy kèm tại nhà, một thầy – một trò, những tưởng tôi có thể tập trung cao độ. Thầy giáo của tôi có thành tích học tập trên ghế nhà trường rất cao, thế nhưng khi thầy giảng bài, tôi chỉ thấy thầy đang đọc ra những kiến thức cao siêu của mình, và tôi thì không thể theo nổi và ngáp lên ngáp xuống… Lịch học thêm căng đét, nhiều lúc cảm giác như không có thời gian để thở, ngập ngụa trong bài tập của hơn chục môn học, bài ở trên lớp, bài học thêm. Tôi kiệt sức…
    Tôi đã thay đổi theo hướng tiêu cực. Trên lớp, tôi thường xuyên ngủ gật. Chán nản vì học thêm nhiều mà hiệu quả chẳng thấy đâu, tôi không còn muốn nghe cô giáo giảng bài nữa. Để đối phó với màn kiểm tra bài tập về nhà, tôi chỉ việc dùng những quyển sách để học tốt có sẵn lời giải. Tôi chép, và sao in không sai một chữ như một cỗ máy vô hình…
    Nhà trường tổ chức kì thi thử chất lượng nửa đầu học kì I. Tôi đã gian lận và bị đình chỉ… Xấu hổ vô cùng, tôi đã nhốt mình trong phòng và không muốn ăn uống gì hết. Biết bố mẹ lo lắng nhưng tôi không dám đối mặt.
    Gần một ngày trôi qua, tôi dường như chỉ loay hoay với câu hỏi: Làm thế nào để học tốt môn Toán? Bế tắc, vớ lấy điện thoại, tôi lang thang trên mạng xã hội và thấy nick của Cường – cậu bạn ngày xưa giờ đang du học bên Phần Lan. Tâm sự với Cường, cậu ấy đã giới thiệu tôi đến Beedu.vn, một trung tâm sở hữu những phương pháp giảng dạy cực độc, nổi bật nhất là trắc nghiệm dạy toán cấp 3 và đảm bảo tôi sẽ được lột xác. Yên tâm phần nào, tôi quyết định xin bố mẹ đến nơi đây dù không hy vọng mình sẽ thay đổi được nhiều.

    [​IMG]
    Bạn biết không? Lần đầu đến trung tâm Beedu, tôi đã lầm tưởng đây là một quán coffee sách! Không gian học thuật vô cùng rộng mở mà ai cũng đều bình đẳng, ở đây không có khái niệm học sinh giỏi hay dốt, chỉ có chia sẻ và tư vấn để cùng nhau tiến bộ. Tôi được chỉ dạy phương pháp tổng quát nhất cho từng dạng bài và những mẹo hay để có thể đối phó với những đề bài lắt léo, đánh lừa người đọc. Các thầy cô chú trọng những kiến thức căn bản, gốc rễ, và hướng chúng tôi đi đến nhiều cách giải khác nhau. Ngoài các bài tự luận, các thầy cô còn đưa ra các bài trắc nghiệm dạy Toán lớp 12 vô cùng sinh động, phong phú. Học mà chơi, chơi mà học, kiến thức không chỉ là sàn diễn của thầy cô mà học sinh cũng được thể hiện. Tuy mới học được hơn một tháng nhưng tôi đã tự tin hơn trước rất nhiều. Tôi không còn dở khóc dở cười khi bất lực trước những bài toán đơn giản nữa! Lần đầu tiên, tôi có thể tự làm bài kiểm tra và không phải nhận con số xấu xí.
    Toán học giờ đây trở thành một khung trời mộng mơ, chứ không làm tôi vò đầu bứt tai như trước nữa. Xin được cảm ơn Beedu.vn!
  2. lamkana81

    lamkana81 Member

    Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) vừa có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị sửa đổi, bổ sung 3 Luật liên quan đến quản lý chuyên ngành (Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật An toàn thực phẩm).

    Nội dung kiến nghị của Bộ Tài chính hướng đến yêu cầu kiểm tra trước thông quan những hàng hóa, DN có rủi ro cao, còn lại chủ yếu chuyển kiểm tra sau thông quan.

    Quy định chứng nhận hợp quy trước lưu thông

    Theo cơ quan Hải quan, kết quả cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa NK còn nhiều hạn chế, một phần do vướng mắc trong các quy định của các bộ, ngành và trong cả các quy định của Luật. Do đó, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN, nhất là trong hoạt động XNK thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa giàn phơi 999 XNK.

    Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì hầu hết hàng hóa NK phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật đều thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Hiện tại, việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đang thực hiện theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do Thông tư không có quy định về thời hạn hiệu lực, không quy định chỉ phải chứng nhận hợp quy lần đầu NK, do đó lô hàng NK nào cũng phải chứng nhận hợp quy làm tăng chi phí, thời gian thông quan.

    [​IMG]

    Để thống nhất việc thực hiện các yêu cầu về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Điều 47 (chứng nhận hợp quy) và Điều 48 (công bố hợp quy). Đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông. Chủ hàng hóa có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có chứng nhận hợp quy mới được đưa hàng hóa ra lưu thông. Chứng nhận hợp quy chỉ áp dụng đối với lô sản phẩm lần đầu NK.

    Đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng phải công bố hợp quy, việc công bố hợp quy được thực hiện trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông. Chủ hàng hóa có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa NK đến khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bản công bố hợp quy mới được đưa hàng hóa ra lưu thông. Công bố hợp quy chỉ áp dụng đối với lô sản phẩm lần đầu NK.

    Kiến nghị sửa đổi các Điều 34, 35, 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

    Đối với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp để cải cách thủ tục hành chính, giảm số lượng hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan. Theo khoản 4 Điều 34, Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì toàn bộ hàng hóa NK thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng khi NK. Hiện tại Danh mục hàng hóa nhóm 2 do các bộ ban hành rất nhiều, đồng thời các bộ ban hành quy trình kiểm tra không thống nhất, đa số chưa áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý, kiểm tra dẫn đến tình trạng kiểm tra hàng hóa nhiều. Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi các Điều 34, 35, 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

    Theo đó, chỉ quy định hàng hóa NK thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng, không yêu cầu phải kiểm tra khi NK. Đối với trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa NK, ngoài các điều khoản quy định rõ trường hợp danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan, Bộ Tài chính cũng kiến nghị quy định trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục nhóm 2 thực hiện đăng ký kiểm tra trước thông quan và kiểm tra chất lượng sau khi hàng hóa đã được thông quan. Để thực hiện thống nhất, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cần quy định quy trình kiểm tra, chế độ miễn giảm kiểm tra, thừa nhận lẫn nhau, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm hành chính.

    Kiểm tra chặt chẽ với hàng hóa rủi ro

    Luật An toàn thực phẩm cũng là văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến hoạt động XNK hàng hóa, Bộ Tài chính cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung nhiều quy định tại Luật An toàn thực phẩm. Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị sửa Điều 38, tại điểm a khoản 1 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm NK. Quy định hiện tại là “phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi NK”. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính quy định này nên sửa thành: “Phải được đăng ký bản công bố họp quy tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông”.

    Tại Điều 40 quy định về trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra thực phẩm NK, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Hàng hóa NK sau đây phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan: Thực phẩm tươi sống (có nguồn gốc động vật). Thực phẩm lần đầu NK chưa có một trong các chứng chỉ về an toàn thực phẩm sau đây: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; giấy xác nhận công bố hợp quy; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thừa nhận của nhà sản xuất, tổ chức chứng nhận nước ngoài. Hàng hóa NK cùng chủng loại với hàng hóa đang lưu thông có nguồn gốc NK bị kiểm tra phát hiện vi phạm về chất lượng; hàng hóa có cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Hàng hóa NK của DN có vi phạm pháp luật về kiểm tra an toàn thực phẩm trong thời gian 2 năm.

    Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra an toàn thực phẩm nhưng không thuộc hàng hóa nêu trên, Bộ Tài chính kiến nghị được thực hiện đăng ký kiểm tra trước khi thông quan và kiểm tra an toàn thực phẩm sau khi hàng hóa đã được thông quan. Người NK có trách nhiệm bảo quản hàng hóa đến khi có kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm mới được đưa hàng hóa ra lưu thông.

    Căn cứ các quy định trên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục thực phẩm NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm, đối tượng thực phẩm NK phải kiểm tra trước khi thông quan; trình tự, thủ tục kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro, miễn kiểm tra, thừa nhận lẫn nhau, xử lý vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra.

    Nguồn: Baohaiquan.vn

Chia sẻ trang này