Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Thảo luận trong 'Các thể loại khác' bắt đầu bởi suamayinbinhdan, 30/9/18.

  1. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 1/4 tổng số trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới còi cọc, chậm lớn và đứng trước nguy cơ tử vong lẫn nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Nguyên nhân đều có liên quan đến một nhân tố mang tên “kẽm”.
    Kẽm được biết đến là nguyên tố vi lượng,
    Nạp Mực Máy In Tận Nơi Quận 1
    đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhiều quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể bao gồm sự phát triển và phân ly của tế bào, quá trình trao đổi chất. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng này sẽ làm cản trở sự phát triển thể chất và làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Từ đó, góp phần làm gia tăng đáng kể nhiều bệnh tật và tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ. Còn bổ sung kẽm đủ giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein.
    Có hơn 70 loại enzyme trong cơ thể cần đến kẽm để thực hiện chức năng tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Do đó, trẻ em thiếu kẽm càng có nguy cơ cao còi cọc, chậm phát triển.

    Cơ thể sử dụng kẽm để chống lại tình trạng nhiễm trùng, đồng thời sản sinh ra tế bào mới. Kẽm là nhân tố rất quan trọng trong việc chữa lành các thương tổn trong cơ thể đồng thời sản sinh DNA, thiết lập bản đồ di truyền trong mỗi tế bào cơ thể.

    Kẽm còn là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sinh lý bình thường, nâng cao sức khỏe sinh sản. Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của kẽm. Cơ thể chỉ có thể hấp thụ khoảng 30% tổng lượng kẽm nạp vào qua một số loại thức ăn, do đó thiếu hụt kẽm là vấn đề thường xảy ra.

    Mới đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, thiếu hụt kẽm còn có mối liên hệ mật thiết với việc gia tăng các bệnh lý như cảm lạnh, suy giảm trí nhớ, khả năng học tập và khả năng tập trung ở trẻ.

    Hiện tình trạng thiếu hụt kẽm là vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia đang phát triển. Ví dụ, có đến 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường tại Thái Lan bị thiếu kẽm.

    Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt kẽm
    Việc bổ sung kẽm không đủ thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày được xem là nhân tố chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ em. Thiếu hụt kém còn có nhiều khả năng xảy ra cho sự thất thoát từ trong chính cơ thể. Lý do là vì lượng vi chất đồng cơ thể hấp thụ quá cao.

    Trong một số trường hợp đặc biệt như ở phụ nữ mang thai, nhu cầu kẽm tăng cao cũng khiến cơ thể bị thiếu hụt. Ngoài ra, chứng rối loạn kém hấp thụ đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu hụt kẽm.

    Một số nguyên nhân cản trở cơ thể hấp thu kẽm

    Theo khuyến cáo của Viện Y khoa về Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, lượng kẽm an toàn tối đa cho trẻ từ 1 – 3 tuổi là 7mg và trẻ từ 4 – 8 tuổi là 12mg.

    Sự suy giảm lượng kẽm hấp thu có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng của người có quá nhiều chất xơ, chỉ toàn ăn rau củ hay còn gọi thực dưỡng. Lượng chất xơ cao làm cản trở hấp thu kẽm.
    Bổ sung quá nhiều sắt (hơn 50 – 60 mg/ngày) sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu đủ kẽm.
    Bổ sung quá nhiều canxi cacbonat có nhiều trong các chất bổ sung canxi cho người loãng xương hoặc canxi phốt phát có nhiều trong sữa bò (hơn 1.000mg/ngày) sẽ xảy ra phản ứng khiến kẽm khó hấp thu.
    Hấp thụ quá nhiều axít folic (hơn 1.000 mcg/ngày) có thể tương tác với kẽm, làm cản trở sự hấp thụ kẽm vào cơ thể.
    Phẫu thuật nội soi thắt dạ dày cũng khiến quá trình hấp thu kẽm của cơ thể khó khăn hơn.
    Thiếu hụt kẽm có thể xảy ra ở những người có tiền sử mang thai, tuổi vị thành niên, tiền sử mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường ruột mạn tính, trẻ biếng ăn, trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

    Hậu quả khi nạp vào quá nhiều kẽm

    Nguồn kẽm không chỉ đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày mà còn có thể đến từ các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng. Do đó, nếu không tính toán hợp lý, trẻ có thể hấp thụ quá liều lượng kẽm cần thiết, dẫn đến những biến chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau đầu hay co thắt bụng. Tiêu thụ kẽm quá liều trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả ngộ độc lâu dài.

Chia sẻ trang này