Làm thế nào để tiến hành chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 25/3/22.

  1. Chuyển nhượng dự án bất động sản là một trong những hình thức giao dịch phổ biến. Thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ khác với thủ tục chuyển nhượng các loại tài sản khác. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ trình tự, thủ tục này. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin trong bài viết dưới đây.

    Chuyển nhượng dự án bất động sản là gì
    Chuyển nhượng các dự án bất động sản được hiểu là công việc mà chủ đầu tư kinh doanh bất động sản cũ chuyển giao vốn và quyền lực thực hiện dự án kinh doanh bất động sản cho chủ đầu tư kinh doanh bất động sản mới. Phạm vi chuyển nhượng có thể là toàn bộ hoặc một phần của dự án.

    Nguyên tắc khi chuyển nhượng dự án bất động sản đó là phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản. Cụ thể là không được làm thay đổi mục tiêu của dự án hay nội dung của dự án. Cùng với đó, khi chuyển nhượng vẫn phải bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.

    Bên cạnh đó, còn có nguyên tắc đó là việc chuyển nhượng dù toàn bộ hay một phần đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Cuối cùng là chủ đầu tư nhận chuyển nhượng không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án.

    Xem thêm: Everest - công ty luật uy tín tại Hồ Chí Minh

    Thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản
    Pháp luật quy định hai thủ tục chuyển nhượng riêng biệt dành cho dự án bất động sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư và Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư. Cụ thể như sau:
    [​IMG]
    Dự án bất động sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư
    Bước đầu tiên đối với thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư đó là nộp dự án. Chủ đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

    Cơ quan được giao chủ trì thẩm định sẽ lấy ý kiến và thực hiện việc thẩm định hồ sơ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Sau đó, cơ quan này sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để quyết định cho phép chuyển nhượng. Thời gian ra quyết định cho phép chuyển nhượng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Với trường hợp hồ sơ chưa đủ giấy tờ theo quy định thì chủ đầu tư sẽ được hướng dẫn để bổ sung. Trường hợp dự án hoặc phần dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản. Khi được cho phép chuyển nhượng, các bên trong thời hạn 30 ngày phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng.

    Bước tiếp theo trong thủ tục chuyển nhượng này là các bên nộp thuế, phí theo quy định của pháp luật. Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng trước khi làm thủ tục bàn giao ít nhất 15 ngày phải thông báo bằng văn bản cho tất cả khách hàng, các bên có liên quan.

    Đồng thời đăng tải ít nhất 03 lần liên tiếp trên một tờ báo phát hành tại địa phương hoặc trên đài truyền hình địa phương về việc chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án. Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với quyền sử dụng đất thì các bên còn cần làm thêm bước nữa đó là đăng ký biến động về đất đai.

    Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm thì một trong các bên cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất. Cuối cùng là thực hiện công bố công khai quyết định chuyển nhượng trên Cổng thông tin điện tử của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

    Xem thêm: hợp đồng tặng cho tài sản riêng

    Dự án bất động sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư
    Giống với dự án chuyển nhượng do Uỷ ban quyết định, bước đầu tiên vẫn là các chủ đầu tư cần phải nộp dự án. Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án. Uỷ ban sẽ có trách nhiệm lấy ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan trong thời hạn 45 ngày.

    Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng. Nếu dự án hoặc phần dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho chủ đầu tư dự án biết rõ lý do bằng văn bản. Ngược lại, khi có đủ điều kiện thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho phép chuyển nhượng. Về cơ bản các bước sau giống với thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư

    Xem thêm: https://everest.org.vn/hop-dong-dat-coc/

    Như vậy có thể thấy thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không quá phức tạp. Bạn đọc hãy căn cứ vào các quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ, chính xác các bước trong thủ tục. Như vậy quá trình được cho phép chuyển nhượng sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Chia sẻ trang này