Triệu chứng, bệnh tích bệnh Gumboro trên gà

Thảo luận trong 'Thú nuôi' bắt đầu bởi nguyenhduong511, 15/12/18.

  1. 1. Khái niệm bệnh Gumboro trên gà

    - Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra. Bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, nhưng rõ nhất ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi. Trong giai đoạn này tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và chết có thể từ 20-50%.

    2. Phương thức truyền lây

    - Lây trực tiếp: Do gà mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với gà khỏe.

    - Lây gián tiếp: Thông qua trứng từ mẹ qua con, không khí, thức ăn, nước uống và các dụng cụ chăn nuôi hay vắc xin được chế từ phôi gà đã bị nhiễm virút. Khi virút xâm nhập vào cơ thể nó sinh sôi phát triển trong tế bào Lympho của ống tiêu hóa và gan, sau đó di chuyển tới túi Fabricius (túi tròn nằm ở trong cơ thể phía trên hậu môn). Túi Fabricius bị viêm, sưng to sau teo đi không còn khả năng sản sinh kháng thể. Cho nên việc tiêm phòng vắc xin cho các bệnh khác đạt kết quả thấp
    [​IMG]
    3. Triệu chứng, bệnh tích bệnh Gumboro trên gà

    - Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, sau khi nhiễm bệnh gà có biểu hiện triệu chứng đầu tiên là bay nhảy lung tung, hoặc cắn mổ vào hậu môn của nhau, giảm ăn, lông xù, lờ đờ, đi run rẩy, bị tiêu chảy phân màu trắng, loãng có nhiều chất nhầy, sau đó chuyển sang màu nâu, phân dính đầy xung quanh hậu môn, trọng lượng giảm nhanh. Gà mắc bệnh Gumboro lúc đầu có thể sốt nhẹ, sau tăng cao rồi giảm và chết sau vài ngày, bệnh này dễ chẩn doán phân biệt so với bệnh Newcastle và Cúm gia cầm ở túi Fabricius và hệ cơ (Túi Fabricius lúc đầu sưng to sau giảm dần chỉ còn bằng 1/3 lúc bình thường, hệ cơ xuất huyết thành vệt).

    - Bệnh tích: Mổ gà mắc bệnh Gumboro, ngày đầu mới phát bệnh thấy túi Fabrricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng; Mổ ngày thứ hai, thứ ba phát bệnh thấy túi khí Fabricius sưng đỏ, xuất huyết lấm tấm, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy bên trong, tiền mề (phần giáp ranh giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ) xuất huyết vệt, ơ đùi và ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen. Xong mổ gà bị bệnh ở ngày thứ 5,6,7 thấy túi Fabricius teo nhỏ lại, cơ đùi và ngực bầm tím từng vệt, xác gà nhợt nhạt.

    Nguồn: http://biotechviet.vn/benh-gumboro-tren-ga-va-cach-phong-tri-T34d0v3230.htm

Chia sẻ trang này