Triệu chứng bệnh chóng mặt buồn nôn

Thảo luận trong 'Khoa học huyền bí' bắt đầu bởi Sim phong thủy 351, 5/12/18.

  1. Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết bệnh chóng mặt buồn nôn
    Nếu bị bệnh chóng mặt đau đầu buồn nôn có kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám bác sĩ. Chóng mặt nặng có thể là dấu hiệu của sự thay đổi đột ngột trong hoạt động của hệ tim mạch hoặc dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

    [​IMG]

    Tham khảo các triệu chứng đau đầu:

    + đau nửa đầu bên phải buồn nôn

    + đau nửa đầu bên phải phía trước

    Bệnh hoa mắt chóng mặt đau đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như:

    • Mất nước – mất nước trong cơ thể, hoặc lượng dịch trong cơ thể không đủ, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy hoặc một vấn đề trao đổi chất.
    • Trụy tim mạch, loạn nhịp tim – có thể làm cho sự cung cấp máu lên não bị chậm trễ, dẫn đến bệnh chóng mặt hoặc thậm chí là một cơn đột quỵ.
    • Cao huyết áp – ảnh hưởng đến các mạch máu trong cơ thể và có thể gây ra nhồi máu não hoặc xuất huyết não.
    • Huyết áp thấp – làm cho sự cung cấp máu đến não ít đi từ đó có thể gây ra đột quỵ, nguyên nhân của huyết áp thấp có thể là do mất nước.
    • Đột quỵ – Bất cứ loại đột quỵ nào cũng có thể gây ra chóng mặt, đặc biệt là đột quỵ thân não.
    • Cơn thoáng thiếu máu não – đây là tình trạng bệnh nhân có thể tự phục hồi sau một cơn bệnh có triệu chứng giống như là đột quỵ.
    • Nhồi máu cơ tim – do thiếu máu cung cấp cho các mạch máu ở tim, dẫn đến nguồn cung cấp máu thấp hoặc không thường xuyên đến não, gây ra cảm giác chóng mặt.
    • Bệnh tai có thể gây mất nhận thức cân bằng vì tai rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và phối hợp.
    • Nhiễm trùng – bệnh nhiễm trùng ngoài cơ thể, dẫn đến đau yếu và chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và hạ huyết áp.
    • Viêm màng não – nhiễm trùng của màng não gây đau đầu và chóng mặt. Viêm não nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các mô não và thường kèm theo sốt.
    • Rối loạn thần kinh – là do mất cảm giác, từ đó gây khó khăn trong việc cân bằng và phối hợp, thường gây ra khó đi bộ do mất cảm giác dưới chân. Những người bị bệnh thần kinh thường cảm thấy chóng mặt khi nhắm mắt, vì họ không thể cảm nhận đôi chân mình trên mặt đất.
    • U não – có thể gây chóng mặt do áp lực lên não, đặc biệt nếu có liên quan đến cuống não.
    • Tác dụng phụ của thuốc – một số loại thuốc gây chóng mặt. Bệnh nhân phải mất một ít thời gian để thích nghi với các loại thuốc này. Thường thì bệnh nhân sẽ hết chóng mặt trong vòng vài ngày. Bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ báo trước cho bạn những dấu hiệu của chóng mặt khi bạn đang dùng thuốc
    • Đau đầu Migraine – thường kèm theo chóng mặt, trước, trong hoặc sau khi bị đau nửa đầu. Nếu bệnh nhân có thể đoán trước khi nào sẽ bị chóng mặt và đau nửa đầu sau bên trái thì tình trạng bệnh có vẻ nhẹ.
    • Mệt mỏi – có thể gây bệnh hoa mắt chóng mặt đau đầu, choáng không hây ảnh hưởng lâu dài.


    2. Cách phòng ngừa và chữa bệnh hay chóng mặt buồn nôn
    Các cơn bệnh hoa mắt chóng mặt đau đầu có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu cần thiết, điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra chóng mặt và các triệu chứng. Các điều trị chóng mặt có thể bao gồm:

    Điều trị bằng thuốc:

    – Các loại thuốc có tác dụng giảm chóng mặt như thuốc kháng histamine thuốc kháng cholinergic, các miếng dán chứa scopolamine;

    – Thuốc chống buồn nôn;

    – Thuốc chống lo âu như diazepam (Valium), alprazolam (Xanax);

    – Thuốc ngừa cơn đau nửa đầu.

    – Bài tập cân bằng: Đây là các bài tập giúp não bộ của bạn thích nghi với những chuyển động.

    Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:

    – Tiêm gentamicin (kháng sinh) vào bộ phận tai trong để vô hiệu hóa chức năng thăng băng, nhằm giảm bớt chóng mặt;

    – Loại bỏ vùng nhận cảm ở tai trong (vùng chịu trách nhiệm cảm nhận thăng bằng).

    – Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hay chóng mặt. Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt nếu áp dụng các biện pháp sau:

    – Bạn có thể sẽ bị mất khả năng thăng bằng, vì vậy hãy cẩn thận khi đi lại;

    – Hạn chế thay đổi tư thế quá đột ngột, nếu triệu chứng quá nặng bạn có thể chống gậy để hỗ trợ;

    – Không nên đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà;

    – Khi cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức

    – Không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt;

    – Tránh uống cà phê, rượu, tránh ăn nhiều muối và tránh hút thuốc lá;

    – Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh để bị stress;

    – Tìm hiểu về các tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang uống;

Chia sẻ trang này