Phân tích các nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 25/2/22.

  1. Phân tích các nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động

    Bảo vệ việc làm cho người lao động
    Bảo vệ việc làm cho người lao động là việc mà pháp luật lao động đảm bảo cho họ được làm việc một cách ổn định, không bị người sử dụng lao động cho thay đổi hoặc cho nghỉ việc một cách vô lý. Người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận với nhau để thực hiện một công việc và pháp luật lao động cũng muốn đảm bảo người lao động được thực hiện đúng với công việc đó. Vẫn có những trường hợp mà người sử dụng lao động được phép thay đổi hoặc cho nghỉ việc người lao động nhưng các trường hợp đó đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Việc bảo vệ việc làm cho người lao động còn thể hiện ở việc bảo đảm về thời gian làm việc của người lao động lâu dài và đúng theo những quy định đã thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động muốn tạm hoãn, đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đều phải có những căn cứ theo luật định và phải tuân theo những thủ tục riêng.
    [​IMG]

    Tìm hiểu thêm thông tin khác tại: Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm những ai

    Bảo vệ thu nhập và đời sống người lao động
    Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động thường quan tâm đến thu nhập để đảm bảo đời sống cá nhân. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề thu nhập và trên thực tế thực hiện thỏa thuận này nhiều khi lại không tương xứng với sức lao động mà mình bỏ ra hoặc là những đóng góp của người lao động. Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng cần phải đảm bảo đủ chi trả cho cuộc sống và gia đình của họ. Do đó, việc bảo vệ thu nhập là một trong những nội dung rất quan trọng của nguyên tắc bảo vệ người lao động. Để đảm bảo cho cuộc sống cho người lao động, pháp luật còn quy định về những mức lương tối thiểu vùng, ngành,… Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định phải đảm bảo mức thu nhập của người lao động phù hợp với công sức họ đã bỏ ra và những đóng góp của họ dành cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung khác mà người lao động được bảo vệ trong vấn đề này như là thử việc, học việc, giảm lương, khấu trừ lương, ngừng lao động không phải do lỗi của người lao động, …

    Hiến pháp của nước ta quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội cũng có kế hoạch là tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Bộ luật lao động cũng đã quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, được tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của quy định này là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi khả năng, nguyện vọng mà mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền được làm việc. Để người lao động được hưởng và thực hiện các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động cũng ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của mình; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước,các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm ổn định và được làm việc.

    Bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động trong lĩnh vực lao động
    Các quyền nhân thân của người lao động khi họ tham gia vào các quan hệ lao động bị tác động khá nhiều. Pháp luật bảo vệ người lao động một cách toàn diện, do đó các quyền nhân thân của người lao động như là danh dự, nhân phẩm, tính mạng, uy tín,sức khỏe, … của họ cũng đã được đặc biệt chú trọng. Về vấn đề sức khỏe, tính mạng của người lao động, pháp luật cũng đã đặt ra những quy định về an toàn vệ sinh, an toàn lao động, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi để đảm bảo cho người lao động có một sức khỏe ổn định. Người sử dụng lao động cũng cần điều chỉnh cho hợp lý thời gian làm việc cho những người lao động đặc biệt như là người tàn tật, phụ nữ, người chưa thành niên, người làm những công việc nặng nhọc,… Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động khi người lao động mắc phải thì sẽ được trợ cấp, đảm bảo các điều kiện về cấp cứu, điều dưỡng và điều trị. Ngoài ra, người lao động còn được bảo vệ các quyền nhân thân khác. Đặc biệt là các quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao động rất được chú trọng. Người sử dụng lao động không được phép phân biệt đối xử, xúc phạm, trù dập người lao động trong bất cứ trường hợp nào, kể cả những trường hợp mà người lao động bị xử lý kỷ luật.

    Xem thêm nội dung khác tại: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào

    Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động
    Việc bảo vệ sức khỏe của chung và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động nói riêng là nhiệm vụ và là trách nhiệm không thể thiếu được của Nhà nước và các doanh nghiệp. Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động được hưởng các quyền về bảo hộ lao động thể hiện ở các điểm sau đây: Được đảm bảo làm việc trong một điều kiện an toàn và vệ sinh lao động; Được hưởng các chế độ trang bị phương tiện để bảo vệ cá nhân; Được hưởng các chế độ bồi dưỡng về sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có những yếu tố độc hại, nguy hiểm; Được sắp xếp việc làm để phù hợp với sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn hơn đối với công việc độc hại, nặng nhọc; Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi đi khám và điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Xem thêm tại: Một số giải đáp về bảo hiểm thất nghiệp

Chia sẻ trang này