Thực trạng và chính sách phát triển xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Game giáo dục' bắt đầu bởi t.toancau304, 2/6/17.

  1. t.toancau304

    t.toancau304 Member

    Việt Nam là một trong những nước đang trên đà phát triển, trong những năm gần đây việc việc hội nhập các tổ chức thế giới và trong khu vực đã làm cho việc giao thương thị trường trong và ngoài nước ngày càng phong phú và phát triển hơn. Nhằm phát triển nền kinh tế nước ta khi hội nhập cần không ngừng nâng cao nguồn lực xuất nhập khẩu của nước ta vì mọi vần đề để phát triển đều nằm ở sự giải quyết của con người là chính. Nâng cao nguồn tri thức và đào tạo xuất nhập khẩu là điều cần thiết nhất hiện nay với mục đích là giúp thị trường nước ta dễ dàng hội nhập và cạnh tranh với thị trường Thế Giới.
    [​IMG]
    1. Thực trạng xuất nhập khẩu nước ta hiện nay
    Mức xuất siêu của nước ta đã có chiều hướng giảm và được dự báo sẽ quay trở lại nhập siêu trong những tháng tới, cho thấy sản xuất cũng đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đang tiếp tục vào Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định nên nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất tăng lên và nhập siêu có thể quay trở lại. Để nâng cao giá trị hàng hóa xuất siêu, giảm nhập siêu, trong thời gian sắp tới cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
    – Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu. Các tổ chức cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là các mặt hàng có cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
    – Thứ hai, tích cực mở rộng thị trường cho tiêu thụ sản phẩm, trong đó, cần quan tâm đến các thị trường nhập khẩu mà hàng hóa Việt Nam có thế mạnh như: Nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng điện tử…;
    – Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại; tăng cường, phổ biến, hướng dẫn, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại những thị trường đã thực hiện cam kết các hiệp định thương mại;
    – Thứ tư, rà soát lại các danh mục mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng nào trong nước có thể sản xuất, cung ứng được thì sử dụng hàng trong nước để hạn chế nhập khẩu.
    – Thứ tư, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương tổ chức thực hiện nhập khẩu hợp lý, đảm bảo sản xuất, không nhập quá nhu cầu; Xem xét khả năng tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, thay thế nhập khẩu.
    – Thứ sáu, tiếp tục tăng cường và nâng cao nguồn nhân lực để giỏi nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, từ đó mới có thể quản lý và làm việc hiệu quả trong lĩnh vực xuất nhập khẩu này.

    2. Một số chính sách giúp phát triển xuất nhập khẩu
    – Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa: Tiếp tục hoàn thiện một số chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, có hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh và tạo lòng tin để các doanh nghiệp và nhân dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. Khuyến khích kinh tế tập thể và tư nhân phát triển lâu dài. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Hình thành đồng bộ các loại hình thị trường, các công cụ điều tiết thị trường như cơ chế giá, thuế, tiền lương, tỷ giá… Duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô bằng cách hoàn thiện các chính sách tài chính, cân đối ngân sách, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính.
    – Đổi mới tư duy và nhận thức của ngành xuất nhập khẩu: Trước hết, chuyển từ tư duy phát triển kinh tế theo chiều rộng sang tư duy phát triển theo chiều sâu, tư duy theo số lượng sang tư duy chất lượng, hiệu quả. Thứ hai, chuyển từ tư duy và nhận thức ngắn hạn, cục bộ, nhiệm kỳ trong phát triển kinh tế sang tư duy và nhận thức một cách tổng thể, dài hạn. Thứ ba, cần có tư duy toàn cầu về phát triển kinh tế, chuyển từ tư duy quốc gia sang tư duy toàn cầu. Thứ tư, chuyển từ tư duy hành chính, mệnh lệnh sang tư duy kinh tế – kỹ thuật. Thứ năm, chuyển từ tư duy phòng thủ, bảo hộ, đối phó sang tư duy tấn công, mở cửa, chủ động chiếm lĩnh thị trường. Thứ sáu, đổi mới tư duy về quản lý nhà nước. Thứ bảy, nhận thức về việc phát huy nội lực và ngoại lực.
    – Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ: Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại. Có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, nhất là những người có nhiều cống hiến cho đất nước. Cải cách hệ thống tiền lương theo tiêu chí công bằng và theo năng lực, chất lượng và hiệu quả làm việc; đồng thời, thiết lập một hệ thống bảo hiểm xã hội.
    – Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sâu rộng: Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng. Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài nguyên được khai thác. Triệt để tiết kiệm các nguồn lực trong phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau.
    – Phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến: Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh để ứng dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai. Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia để từng bước rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực. Phát triển thị trường khoa học, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ. Thực hiện cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học, công nghệ.
    – Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế: Thực hiện tốt các cam kết Việt Nam đã ký kết, nhất là các cam kết gia nhập WTO và các FTA. Tổ chức tham gia một cách hiệu quả vào các vòng đàm phán thương mại thế giới. Đổi mới cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Trước hết là kiện toàn bộ máy của Ửy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Tăng cường năng lực và hoạt động của các cơ quan ngoại giao, thương vụ để dự báo và xử lý các trường hợp biến cố đối với thị trường xuất khẩu. Đào tạo đội ngũ cán bộ trong đàm phán vững vàng về chính trị, thành thạo nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ.
    – Phát triển chính sách đối với các thành phần kinh tế: Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Các giải pháp lớn là cổ phần hóa, sáp nhập, bán, cho thuê. Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được coi là nhiệm vụ lâu dài và then chốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh lâu dài và hiệu quả ở nước ta. Tăng cường khả năng liên kết ngành kinh tế, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu.

    Nguồn: http://xuatnhapkhauhaiquan.com/thuc-trang-va-chinh-sach-phat-trien-xuat-nhap-khau/

Chia sẻ trang này