Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 17/2/22.

  1. Ly hôn là một trong những vấn đề có rất nhiều phát sinh dù là những vụ việc đơn giản. Đặc biệt với những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì càng nhiều vấn đề phát sinh và cần có cơ quan thẩm quyền đúng để giải quyết. Vậy thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

    Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
    Một quan hệ hôn nhân trở thành quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì quan hệ hôn nhân này phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm các trường hợp sau:

    Có ít nhất một bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

    Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    Với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì việc giải quyết ly hôn hay những phát sinh xung quanh sẽ tuân thủ theo quy định của điều ước quốc tế mà nước ta tham gia và là thành viên. Nếu không có điều ước quốc tế thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Theo khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:

    - Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

    - Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.

    Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú

    Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

    Xem thêm: thuận tình ly hôn vắng mặt

    Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?
    Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Căn cứ vào khoản 3, Điều 35 BLTTDS quy định.

    Theo đó , tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ Điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.

    Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

    Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ vào điểm 1, điều 40 BLTTDS 2015 quy định rằng:

    Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 (tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình) và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Nội dung khác: mẫu đơn ly hôn thuận tình

    Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài
    Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng như hồ sơ ly hôn thông thường khác sẽ bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

    Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

    Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự (theo mẫu của Tòa án có thẩm quyền giải quyết). đối với đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, phải có chữ ký xác nhận của cả vợ và chồng.

    Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn pháp luật quy định.

    Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng thực).

    Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).

    Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

    Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)


    Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

    Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    Tìm hiểu thêm: ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chia sẻ trang này