Tại sao răng không bị sâu nhưng lại ê buốt?

Thảo luận trong 'Thiết bị gia đình' bắt đầu bởi chiasetintuc3579, 26/6/17.

  1. Tình trạng bị ê buốt răng hay răng khá nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng răng quá cảm ngà. Vì vậy, khi ăn uống những thức ăn nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc hít thở không khí ở môi trường lạnh cũng khiến bạn có các cảm giá bị ê buốt, đau răng. Đó chính là những triệu chứng của việc răng nhạy cảm.

    TẠI SAO RĂNG KHÔNG BỊ ĐAU NHƯNG LẠI Ê BUỐT?

    Tình trạng răng bị ê buốt thường xảy ra do ngà răng tại vùng chân răng bị lộ vì tụt nướu hoặc mắc bệnh nha chu. Đây là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay.

    Khi chân răng bị lộ thì sẽ lớp men bao bọc như thân răng, mà thay vào đó chân răng có một chỉ có một lớp bao bọc mỏng bên ngoài thường được gọi là xê – măng. Một khi xê – măng bị mất thì phần ngà răng sẽ bị lộ răng ngoài.

    Theo các nghiên cứu thì việc đánh răng quá mức hay dùng kem đánh răng có mức độ mài mòn cao thì dễ gây mòn bề mặt răng, gây lộ ngà. Hoặc chế độ ăn nhiều thành phần axit cũng có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt của răng, dẫn đến việc bị lộ ngà.

    Do đó, khi răng bị ê buốt, bạn cảm thấy rất đâu răng khi vệ sinh hằng ngày. Vì vậy, bạn đánh răng không được kỹ do đau thì vô tình lại khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng hay viêm nướu do vi khuẩn chưa được loại bỏ sạch.

    Tuy nhiên, thông thường việc bị ê buốt là do răng sâu nhưng bạn không biết, tụt nướu khiến lộ chân răng, mòn cổ răng.

    VÌ SAO LẠI CẢM GIÁC ĐAU NGAY PHẦN NGÀ RĂNG BỊ LỘ?

    Ngà răng là chỗ chứa hàng nghìn những ống ngà nhỏ bên trong mà mắt thường không thể quan sát được. Những ống ngà đó được kết nối từ bề mặt răng qua ngà răng đến hệ thống thần kinh của răng bên trong tủy răng.

    Ống ngà có chứa các chất dịch lỏng, vì thế sau khi ăn hoặc uống những thức ăn nóng, lạnh thì chất dịch lỏng này sẽ di chuyển và kích thích những sợi thần kinh trong răng khiến răng bị đau.

    Mòn răng do nghiến răng, mài mòn và xói mòn có sự khác nhau như thế nào?
    Mòn răng do nguyên nhân nghiến răng: Mòn men răng do có sự tiếp xúc giữa răng với răng.
    Bị mài mòn: Men răng mòn do có sự tiếp xúc giữa vật lạ với răng như lông của bàn chải đánh răng, …
    Bị xói mòn: Do có sự tiếp xúc với một tác nhân hóa học như tính axit trong nước chanh, …

    CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG RĂNG Ê BUỐT

    Để làm giảm nguy cơ bị ê buốt răng, bạn có thể dùng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, đúng cách để ngăn ngừa tình trạng bị tụt nướu hay bệnh nha chu. Đánh răng và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nên sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn thấp nhằm giảm nguy cơ bị ê buốt.

    Ngoài ra, bạn nên chú ý có một chế độ ăn uống khoa học, không axit để phòng ngừa hiện tượng răng ê buốt.

    Nếu không điều trị tình trạng răng bị ê buốt thì răng miệng có thể gặp phải một số vấn đề khác. Đặc biệt là các cơn đau khi đánh răng làm bạn không vệ sinh kỹ, điều này dễ dẫn đến mắc các bệnh răng miệng.

Chia sẻ trang này