Lá trầu không tươi mua ở đâu tại tphcm?

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi thaoduoctanphat, 10/12/21.

  1. Lá trầu không tươi mua ở đâu tại tphcm?

    Cây trầu không có các tên gọi khác như: Lá trầu, trầu, trầu cay,… Có tên khoa học là Piper betle thuộc họ hồ tiêu.

    Trầu không thuộc loại dây leo, thường bám vào các vách tường hoặc bám vào các loại cây khác. Lá có hình trái xoan hoặc hình tim, các gân lá nổi rõ, lá rộng từ 4 – 8cm và dài từ 8 – 12cm, cuống lá có bẹ dài từ 1,5 – 3,5cm. Quả mọng tròn, có lông mềm ở đỉnh. Toàn cây có chứa tinh dầu và có mùi hương đặc trưng.

    Cây trầu không thuộc loại hơi ưa bóng, sinh trưởng và phát triển quanh năm nhất là vào mùa mưa. Ở nước ta cây được trồng để lấy lá phục vụ sinh hoạt đời thường.

    Thành phần có trong lá trầu không tươi gồm: tinh dầu, Vitamin B, Axit amin, Allylcatechol, Eugenol, Betel-phenol, Chavicol,…

    [​IMG]
    Cây trầu không
    Công dụng của lá trầu không
    Vào năm 1956, các nghiên cứu thuộc bộ môn ký sinh của Trường Đại Học Y Dược Hà Nội có nghiên cứu thấy trong lá trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Subtilit, Tụ cầu và trực trùng Coli.

    Ngoài tác dụng để ăn trầu, thì lá trầu không giã nát pha thêm nước còn dùng để rửa các vết loét, mẩn ngứa, viêm hạch huyết. Nước pha từ lá trầu không tươi còn dùng làm thuốc nhỏ mắt, chữa viêm kết mạc và chữa bệnh tràm ở trẻ nhỏ. Một số nơi còn dùng lá trầu giã nát đắp lên ngực chữa ho, hen hoặc đắp lên đầu vú để cho sữa không ra nữa.

    Lá trầu không tươi có rất nhiều công dụng như:

    • Kháng khuẩn, diệt nấm ngứa
    • Trị đau nhức xương khớp, trừ phong thấp
    • Trị đau bụng, đầy hơi
    • Trị hen suyễn, tiêu đờm, khó thở
    • Trị mụn nhọt, bỏng, hắc lào, mề đay
    • Trị viêm họng, viêm răng lợi
    • Se khít âm đạo, trị nấm ngứa vùng kín
      [​IMG]
      Lá trầu không tươi
    Cách sử dụng lá trầu không
    Lá trầu không tươi được các cụ thời xưa dùng để ăn trầu và mâm trầu cau là đồ lễ không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.

    Ta có thể dùng lá trầu không nhai sống, dùng ngoài da hoặc sắc nước uống. Liều lượng khuyến cáo nên dùng từ 8 -16g dưới dạng thuốc sắc.

    Một số bài thuốc từ lá trầu không tươi
    1. Trị mụn nhọt

    • Lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm, tất cả bằng nhau. Đem rửa sạch và giã nát đắp lên vùng da bị mụn nhọt
    2. Trị vết thương nhiễm khuẩn

    • Phèn chua 4g, lá trầu không 1 nắm, 1 lít nước. Đem lá trầu rửa sạch cho vào nồi đun sôi với phèn chua và nước. Dùng nước khi còn ấm rửa lên vết thương bị nhuyễn khuẩn.
    3. Trị đái rắt (tiểu rắt)

    • Lá trầu không, sữa, đường. Lá trầu tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Đem pha với nước cốt với đường, sữa, uống thường xuyên sẽ chữa được chứng đái rắt.
    [​IMG]

    4. Trị bệnh gút

    • Lấy 100g lá trầu tươi rửa sạch, xắt nhuyễn và ngâm vào trong một trái rừa xiêm vừa vạt nắp gáo, sau đó đậy nắp lại và ngâm trong 30 phút, chắt ra ly, uống một mạch. Nên dùng vào buổi sáng khi chưa ăn gì để nước thuốc được hấp thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại mới ăn sáng. Uống liên tục 1 tháng.
    5. Trị đau mắt đỏ

    • Lá dâu tằm tươi 5 – 10 lá, lá trầu tươi 3 lá, vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi và xông hơi mắt đau, xông mỗi lần 5 -10 phút, ngày xông 2 lần, sẽ giúp chống viêm, dịu mắt.
    6. Trị hôi miệng

    • Lá trầu không tươi 10g, xắt nhỏ, vò nhẹ, ngâm trong 1 lít nước sôi để nguội, dùng để súc miệng hàng ngày (4 lần/ngày), nếu dùng không hết có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc để ở nơi khô dáo thoáng mát.
    7. Trị nhức đầu

    • Cuống lá trầu 7 -10 cái giã nát, chắt lấy nước cốt pha với mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai đắp vào hai bên thái dương.
    8. Trị viêm họng

    • Lá trầu 5 lá giã lấy nước cốt rồi cho thêm mật ong và ngậm, có thể nuốt từ từ hỗ hợp này. Đây là bài thuốc trị đau họng rất hiệu quả và được nhiều người làm theo
    9. Trị ngứa, viêm nhiễm vùng kín.

    • Lá trầu không rửa sạch, vò nát và cho vào nồi đun sôi với một chút muối, rồi ngồi xông vùng kín. Sau khi nước nguội thì sử dụng làm nước rửa ngoài giúp trị ngứa vùng kín.
    10. Trị lở loét, rôm sảy, chàm và hắc lào

    • Lá trầu không 1 nắm rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi dể nguội. Dùng nước đẻ rửa vào vùng da bị tổn thương.
    11. Trị hôi nách

    • Lá trầu không 100g, muối biển 1 nắm nhỏ. Lá trầu không rửa sạch để ráo, cắt nhỏ cho vào cối giã nát cùng với muối. Sau đó dùng hỗn hợp này chà xát nhẹ vào vùng dưới nách và để nguyên trong 10 phút để khử mùi hôi, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/tuần mùi hôi sẽ giảm đi đáng kể.
    12. Trị nám da mặt

    • Trầu không 8 – 10 lá và 300ml nước. Đem lá trầu không đun sôi với nước và xông mặt hàng ngày.
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/22

Chia sẻ trang này