Tín Hiệu 4-20mA Truyền Đi Được Bao Xa ?

Thảo luận trong 'Thiết bị cơ điện' bắt đầu bởi anhvytran, 3/12/17.

  1. anhvytran

    anhvytran Member

    Điện trở suất là đại lượng đại diên cho khả năng cảng trở dòng điện của vật liệu đó chất nào có điện trở suất thấp thì khả năng dẩn điện càng cao , còn chất nào có điện trở suất lớn thì có tính cản trở dòng điện lớn . Tóm lại , chất nào có điện trở nhỏ thì dẩn điện tốt và ít hao hụt dòng điện truyền qua .
    .Yêu cầu : tính tổng trở của dây dẩn có độ dài 400m , có tiết diện dây dẩn là 1mm truyền tín hiệu 4-20mA .
    Theo công thức trên thì :
    R = p x l/S = 400 x 1.72 x 10ˆ-8 / { 3.14 x ( 0.5 x 10ˆ-3 ) ˆ2 } = 8,7 ohm , pi = 3.14
    Tín hiệu 4-20mA truyền đi được bao xa ?
    Như vậy chúng ta chỉ cần tính toán tiết diện và độ dài cho phù hợp với trở kháng của cảm biến đang sử dụng là có thể chắc chắn rằng tín hiệu 4-20mA truyền đi bao xa cũng được , miễn sao có tổng trở nhỏ hơn trở kháng của nhà sản xuất quy định đối với cảm biến đó.


    Trên thực tế chúng ta thường chỉ truyền tín hiệu 4-20mA khoảng 1000m trở xuống nên không lo ngại về vấn để suy giảm tín hiệu mà chỉ lo giải quyết vấn đề tín hiệu bị nhiễu .

    Các vấn đề với truyền tín hiệu 4-20mA đi xa
    Tôi đã từng lặp một trường hợp là cảm biến lắp cách PLC khoảng hơn 600 m – 800m ( tôi ko nhớ chính xác ) . Khi đó , buổi sáng cảm biến đưa tín hiệu về đúng 4-20mA , buổi trưa không có tín hiệu , còn buổi chiều lại có tín hiệu tốt 4-20mA . Trong buổi trưa chúng tôi đo dòng tại PLC thì không thấy tín hiệu nhưng đo tại cảm biến thì vẫn có tín hiêụ bình thường .

    Vấn đề chính là nhiệt độ làm tăng giá trị điện trở của dây dẩn , giá trị này lớn hơn trở kháng của cảm biến chính vì thế mà buổi trưa PLC không nhân được tín hiệu . Giải pháp đặt ra là thay dây tín hiệu để đảm bảo đường truyền nhưng lại rất tốn kém . Chính vì thế chúng tôi buộc phải dùng phương pháp khác là dùng bộ khuếch đại tín hiệu 4-20mA hay còn gọi là repeater 4-20mA hay Isolator 4-20mA .

    Chúng ta lưu ý rằng nên dùng bộ cách 4-20mA có thể đọc được 4-20mA active và passive để có thể lựa chọn được cách truyền tín hiệu phù hợp . Đối với tín hiệu 4-20mA chúng ta nên truyền đi dạng 4-20mA w wire passive . Việc chọn bộ khuếch đại 4-20mA còn tuỳ thuộc vào ngõ vào của cảm biến và của PLC chính vì thế chúng ta nên chọn loại đa năng có thể nhận được cả 4-20mA passive và active .

    Còn phân biệt tín hiệu 4-20mA active và passive thế nào mọi người có thể xem thêm tại link : 4-20mA passive và 4-20mA active . Mọi người lưu ý nên chọn loại dây dẩn có cable bọc nhiễu tín hiệu để hạn chế nhiễu do sóng hài , từ trường của Motor – biến tần nhất là bộ đàm . Cách duy nhất để triệt tiêu nhiễu là dùng thêm bộ cách ly tín hiệu 4-20mA để chống nhiễu .
    Bài viết mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho mọi người . Tôi mong rằng bài viết này hữu ích cho các bạn . Nếu các bạn thấy hữu ích hãy Comment bên duưới để tôi biết rằng có ích cho mọi người .
    Tất nhiên bài viết sẽ có nhiều sai sót hoặc chưa chính xác , tôi rất mong mọi người góp ý bên dưới để hoàn thiện bài viết hơn cũng như cung cấp một kiến thức chính xác nhất cho những anh em làm trong ngành kỹ thuật .
    Chúc mọi người thành công !

    Ms.Trần Phương Dung

    Mobi: 0937.27.65.66

    Mail: dung.tran@huphaco.vn

    Web: www.thietbidoluong.info& wwwthietbikythuat.com.vn & www.huphaco.vn

Chia sẻ trang này