CK là một chỉ số sinh hóa giúp bác sĩ nhận biết sức khỏe tim mạch hoặc tổn thương cơ bắp của bệnh nhân. Do đó, chỉ số CK trong máu cao sẽ phản ánh cơn đau tim, nhồi máu cơ tim hoặc tình trạng cơ bắp, cơ tim hoặc cơ xương. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Đất Việt Medical tìm hiểu chi tiết về trường hợp chỉ số CK tăng trong máu, cũng như cách đo và điều trị tăng CK máu. Chỉ số CK trong xét nghiệm máu là gì? là gì? Xét nghiệm chỉ số CK để làm gì? Chỉ số CK (Creatine Kinase) là một enzyme quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò xúc tác trong phản ứng sản xuất năng lượng. Cụ thể, CK tham gia vào quá trình chuyển đổi Creatine và ATP thành Creatine-phosphat và ADP. Quá trình này tạo ra năng lượng, giúp duy trì và cung cấp năng lượng cho các mô, đặc biệt là mô cơ. CK có mặt nhiều ở màng trong của ty thể, các sợi cơ và tế bào chất trong cơ. Vì CK tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng cho các cơ quan quan trọng, nó có vai trò đáng kể trong hoạt động co cơ và vận chuyển nhóm phosphat từ ty thể vào tế bào chất. Sự hiện diện và hoạt động của CK phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ và tim, đặc biệt trong các trường hợp có tổn thương cơ xương hoặc cơ tim. Xét nghiệm CK là xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ enzyme CK. Xét nghiệm này có thể đo tổng CK hoặc các dạng CK cụ thể như CK-MB. Nồng độ CK trong máu thường được sử dụng để đánh giá tổn thương cơ, viêm cơ và đặc biệt là để chẩn đoán bệnh lý tim mạch như cơn đau tim. Xét nghiệm chỉ số CK được chỉ định khi: Bệnh nhân bị nghi ngờ viêm cơ tim Trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với cơn đau thắt ngực Người xuất hiện các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim Chỉ số CK trong máu cao có ý nghĩa gì? Chỉ số CK trong máu cao có thể báo hiệu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về cơ và tim. Chỉ số CK bình thường dao động theo giới tính: ở nam giới là 38-174 U/L và ở nữ giới là 26-140 U/L. Vậy CK tăng trong trường hợp nào? Khi CK tăng cao hơn giá trị bình thường, có thể do một số nguyên nhân sau: Tổn thương cơ tim: Các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng trong tim, hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định có thể làm tăng CK. Chấn thương hoặc phẫu thuật: Các tác động vật lý đến cơ tim như phẫu thuật hoặc chấn thương có thể gây tăng CK. Thiếu máu cục bộ cơ tim: Giảm oxy đến cơ tim trong các trường hợp thiếu máu cục bộ cũng là nguyên nhân làm CK máu tăng. Các bệnh lý ngoài tim: Nhược cơ, suy thận, suy giáp cấp, và lạm dụng rượu đều có thể gây tăng chỉ số CK. Xem thêm: https://datvietmedical.com/chi-so-c...-dieu-tri-tang-ck-mau-nhu-the-nao-nid340.html