Tìm hiều về khả năng tiếp thu âm nhạc của các bé

Thảo luận trong 'Liên kết' bắt đầu bởi Lê Liên, 6/8/20.

  1. Lê Liên

    Lê Liên New Member

    Ngày nay, âm nhạc đã trở thành một bộ môn chính trong trường học, và ngày càng có nhiều phụ huynh muốn cho con em mình tham gia các khoá học guitar, piano, thanh nhạc, và ukulele tại các trung tâm như SEAMI như một hình thức học tập và giải trí lành mạnh.

    Một phần đông các phụ huynh có một thắc mắc rằng: liệu con mình có thể tiếp thu âm nhạc nhanh bằng các bạn đồng trang lứa hay không? Hoặc con mình sao mà nó tập đàn lâu hơn các bé khác? Đây là hai trong số những thắc mắc về khả năng tiếp thu âm nhạc của bé mà nhiều ông bố bà mẹ đặt ra. Học viện âm nhạc SEAMI xin giải thích vấn đề này cho các bậc phụ huynh.

    Phụ Lục Bài Viết
    1. Mỗi bé có một thế mạnh khác nhau trong âm nhạc
    Dẫu rằng, con bạn có thiên hướng âm nhạc nhưng điều đó không đồng nghĩa bé sẽ thành thạo ngay một nhạc cụ trong một thời gian ngắn. Trước một môn học, con người ta chia làm những giai đoạn sau:

    • Tiếp nhận
    • Phân tích – Xử lý
    • Thực hành – Ghi nhớ
    • Củng cố và phát triển
    Ở từng người, mỗi giai đoạn sẽ khác nhau như có người rất nhanh phần phân tích nhưng lại chậm chạp ở thực hành; có người lại chậm phân tích nhưng khi thực hành thì lại nhanh nhẹn và tự biết cách củng cố. Mỗi đứa bé cũng như thế nhưng khác với người lớn ở chỗ: mỗi giai đoạn có sự hỗ trợ sát từ phía chúng ta (thầy/cô, ba/mẹ, anh/chị,…). Chúng tôi quan niệm rằng dù cho các bé có những điểm khác nhau nhưng nếu chúng ta nắm bắt được thế mạnh của từng bé thì có thể phát huy hết tiềm năng âm nhạc của bé.

    [​IMG]
    2. Sở thích về nhạc cụ của từng bé khác nhau
    Nhiều phụ huynh vì nghĩ rằng học piano mới đúng là học nhạc nên muốn con mình theo học mà không biết ý bé ra sao. Trong âm nhạc, trẻ con có ba xu hướng chính: thích giai điệu, thích tiết tấu và cả giai điệu + tiết tấu. Hơn nữa, âm thanh nhạc cụ vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự ham thích một loại nhạc cụ của bé. Khi gặp nhạc cụ lạ, con nít thường sờ rồi mới vọc phá sau đó là nghe. Chính phần lắng nghe âm thanh quyết định bé có thích hay không.

    Đưa con mình tới các trung tâm âm nhạc hoặc cửa hàng nhạc cụ – những nơi có sẵn các nhạc cụ là một việc tất yếu trước khi cho con mình đi học nhạc. Hãy để bé tự do quyết định và chọn lựa loại nhạc cụ mà bé muốn chơi, và các bậc phụ huynh hãy phụ bé để đưa ra những lựa chọn thật đúng đắn.

    3. Môi trường và không gian âm nhạc
    Lựa chọn một môi trường phù hợp cho bé học tập âm nhạc là một điều phải làm và phải thật sáng suốt. Một môi trường có thoải mái hay không, bạn bè thầy cô như thế nào, cơ sở vật chất ra sao? Những yếu tố này quyết định rất nhiều về khả năng học của bé. Một môi trường phù hợp sẽ tạo cho bé một động lực để học tập hiệu quả.
    [​IMG]

    Ngoài môi trường học, không gian học tập cũng quan trọng không kém. Thứ nhất, các bé có xu hướng chọn những không gian học rộng không tù túng. Thứ hai, không gian phải thật sáng sủa, không đèn mờ tối tăm. Thứ ba, không gian phải trang trí sinh động, đẹp mắt. Các bé học nhạc khác với người lớn ở chỗ khi bé học, bé phải cảm nhận bằng mọi giác quan vì đây là độ tuổi 5 – 10 là giai đoạn tìm hiểu và phát triển của một con người. Vì thế, trung tâm SEAMI đã tạo ra một môi trường thật tốt và một không gian học nhạc thật lý tưởng để các bé thoả sức học và chơi trong âm nhạc.

    4. Lịch tập khoa học hay chưa?
    Đối với bé, một lịch tập nhạc đều đặn và khoa học tác động rất nhiều đến hiệu quả học nhạc. Khi bé đã học nhạc, các bậc phụ huynh nên cùng bé sắp xếp lại lịch một tuần của mình. Nhiều bạn hỏi rằng vì sao bé nhà tập hoài không được một bài trong khi sức ép và căng thẳng lại quá nhiều với những môn học thêm, bài vở từ trường lớp; hoặc có khi một tuần bé chỉ tập đàn quá ít so với quy định (ít hơn 15p/ 1 ngày).

    [​IMG]
    Chủ động sắp xếp lịch cùng bé và dặn dò bé luyện tập theo những hướng dẫn của thầy cô là một điều cần thiết trong quá trình học nhạc của bé. Âm nhạc tuy rằng là một môn giải trí nhưng vẫn là một bộ môn đòi hỏi phải luyện tập. Bởi vì cả những nghệ sĩ thiên tài cũng phải luyện tập thật miệt mài.

    Như vậy, các bậc phụ huynh đã được giải đáp một thắc mắc muôn thuở về khả năng của con em mình khi học nhạc. Hãy xem con em mình có gặp phải vấn đề nào đã nêu trên hay không. Nếu có, hãy nhanh chóng thay đổi để bé có thể học thật tốt. Những vấn đề khác không được nêu trên thì quý phụ huynh hãy để lại những câu hỏi để chúng tôi có thể giải đáp thật tận tình.

    Nguồn: https://seami.vn/kha-nang-tiep-thu-am-nhac-cua-tung-be-co-giong-nhau/

Chia sẻ trang này