Vịt siêu nạc giá tại nguồn

Thảo luận trong 'Ẩm thực' bắt đầu bởi amthucicg, 14/5/20.

  1. amthucicg

    amthucicg Member

    https://hoamaifood.com/vit-sieu-nac.html
    Ăn uống là bản năng, nhu cầu mà cũng là niềm vui, tình cảm trong tính cộng đồng, gia đình, dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong ẩm thực còn nhiều mặt khác nữa, từ những khâu tạo nguồn, chế biến, hương vị và thưởng thức… Ở đời, các chuyện ăn uống, bếp núc vừa mang tính cao siêu như triết lý sống để mà ăn hay ăn để mà sống…, vừa mang tính dân dã như là ăn xó mó niêu, chuyện góc bếp… Thế nhưng, nó là đề tài muôn thuở luôn đồng hành cùng nhân loại dù đang tồn tại hay sau tồn tại. Chuyện ăn uống, do thế, mà có tính thiêng và tính đời thường, có tính lý luận mà cũng tự nhiên, xưa bày - nay làm,... Nhưng để hiểu đầy đủ văn hóa ẩm thực dân gian Việt Nam thì phải đi tìm những mặt ẩm thực của ba miền Nam – Trung – Bắc, miền núi, miền đồng bằng, miền biển, tứ thời bát tiết, thung thổ sinh thái, quan niệm tập tục, các địa phương trong các dịp lễ tết, giỗ chạp, cơm thường, cơm quán… một cách có lý luận và thực tiễn.
    Việc ăn để vui, để nuôi dưỡng tâm hồn và đời sống tinh thần. Hầu hết mọi người tập trung nhiều vào việc ăn khoẻ, ăn ngon mà chưa nghĩ đến việc ăn là để chia sẻ không gian, hấp thụ cảm xúc tích cực, trải nghiệm câu chuyện với bạn bè, người thân, cũng như tạo nên các giá trị nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần.
    Văn hóa của mỗi quốc gia luôn có những bản sắc riêng. Trong văn hóa Việt Nam, ẩm thực chiếm giữ một vị trí quan trọng, là một phần bản sắc Việt Nam.
    Giá trị tinh thần trong ẩm thực gồm 3 yếu tố: Ăn để khỏe, đẹp; Ăn để thưởng thức và Ăn để vui.
    Theo các nhà khảo cổ, tùy theo trình độ tiến hóa thời đại, việc ăn uống (ẩm thực) của con người được trải qua nhiều biến đổi với thời gian. Vào thời tiền sử, con người còn sống rời rạc, trong cảnh thiên nhiên. Hàng ngày, hầu hết thời gian, và sức lao động đều được tập trung vào việc ăn uống (ẩm thực), qua việc tìm kiếm nguồn lợi về thực phẩm như: săn bắn các thú rừng, lặn lội mò bắt các sinh vật dưới nước (thực phẩm được khoảng 35%), và nhặt hái thực vật, các loại hoa quả, rau cỏ (thực phẩm được 65%). Dần dần, con người biết sống tập thể, định cư thành bộ lạc. Từ đó, con người biết cách trồng trọt, canh tác và chăn nuôi, để gia tăng và bảo tồn thực phẩm. Đời sống tinh thần tiến bộ, con người có ý thức giá trị, thực phẩm được dùng làm tiêu chuẩn, cho việc trao đổi và cư xử với nhau, trong đời sống tập đoàn bộ lạc.
    Nền ẩm thực của mỗi quốc gia gắn liền với lịch sử hình thành của chính quốc gia đó.
    Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ.
    Trừ những trường hợp đặc biệt, việc phân chia vật thể và phi vật thể trong văn hóa chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy không thể chỉ đóng khung văn hóa ẩm thực vào phạm trù vật chất. GS Trần Quốc Vượng đã xác định: một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam là văn hóa ngôn ngữ, tiếp theo là văn hóa ẩm thực trong bối cảnh văn minh thực vật. Ông cho rằng, ngôn ngữ là ký hiệu về đặc điểm trí tuệ, tâm hồn và phong cách diễn đạt của một cộng đồng dân tộc, còn cấu tạo ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy. Cũng như đồ ăn thức uống là đặc điểm của nguyên liệu lương thực, thực phẩm, phương thức chế biến và phong cách ăn uống của cộng đồng dân tộc, còn ẩm thực là cái bên ngoài bao trùm lên các nội dung ăn uống. Không thể đưa ngôn ngữ và ẩm thực vào phạm trù văn hóa vật chất là vậy.

Chia sẻ trang này