So sánh ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 5/9/21.

  1. So sánh ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình

    Ly hôn là một thực trạng phổ biến trong xã hội hiện nay đặc biệt là của bộ phận giới trẻ. Về mặt pháp lý ly hôn có hai loại: thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Bài viết này sẽ giúp các bạn so sánh ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.

    Khái niệm ly hôn, ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình
    Khái niệm ly hôn được quy định rõ tại khoản 4 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó: Ly hôn là một hoạt động pháp lý chấm dứt quan hệ vợ chồng về pháp quật theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

    Nếu cả hai vợ chồng đều thống nhất cùng nhau ly hôn và tự mình thỏa thuận được các vấn đề chung như tài sản chung, con cái… thì họ chỉ cần yêu cầu Tòa án công nhận bằng quyết định thuận tình ly hôn. Đây là trường hợp thuận tình ly hôn.

    Nếu trong quan hệ hôn nhân một trong hai vợ chồng không mong muốn ly hôn còn người còn lại muốn ly hôn, họ đã nộp đơn ly hôn ra Tòa án để giải quyết yêu cầu của họ. Đây là trường hợp ly hôn đơn phương.

    Tìm hiểu thêm: Luật hôn nhân mới nhất

    Điểm giống nhau giữa ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình
    Về bản chất, cả hai thủ tục này đều thể hiện mong muốn được chấm dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp luật của vợ chồng hợp pháp.

    Thủ tục của hai bên giải quyết đều phải tiến hành ở Tòa án.

    Tham khảo: đơn ly hôn thuận tình viết sẵn

    Điểm khác nhau giữa ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình
    (i) Bản chất về mặt pháp lý

    Ly hôn đơn phương được xếp vào vụ án dân sự để Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề: quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, chia tài sản chung… Hành vi pháp lý này kết thúc khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    Thuận tình ly hôn được xếp vào việc dân sự vì ở đây cả hai bên đều tự nguyện và không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào. Ở trường hợp này Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

    (ii) Hạn chế quyền ly hôn

    Trong trường hợp ly hôn đơn phương, căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 người chồng bị hạn chế không được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không kể đứa con đó là của ai.

    Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì không bị pháp luật hạn chế trong bất kỳ trường hợp nào, vấn đề này do hai bên tự thỏa thuận và giải quyết với nhau.

    (iii) Điều kiện ly hôn

    Khi ly hôn đơn phương, các bên sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau:

    Một, khi chồng hoặc vợ có yêu cầu ly hôn và hòa giải không thành tại Tòa án thì Tòa án sẽ cho các bên ly hôn khi đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (ví dụ có tình nhân bên ngoài) hoặc có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài…

    Hai, khi một người đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích với một quyết định có hiệu lực pháp luật thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ ly hôn (khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).

    Ba, khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc không nhận thức làm chủ hành vi của mình được và họ là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên làm ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, tinh thần thì những người thân thích của bị hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ ly hôn (khoản 3 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).

    Khi vợ chồng thuận tình ly hôn, cả hai bên vợ chồng sẽ phải tự mình thỏa thuận được tất cả các vấn đề sau: tự nguyện, đồng ý chấm dứt quan hệ vợ chồng, quyền trực tiếp nuôi dưỡng con, các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng, tài sản chung và nợ chung (nếu có) của hai vợ chồng.

    (iv) Thủ tục giải quyết tại Tòa án.

    Do ly hôn đơn phương được xếp vào vụ án dân sự nên khi Tòa án thụ lý việc ly hôn đơn phương sẽ phải theo đầy đủ trình tự, thủ tục của giải quyết vụ án dân sự. So với việc giải quyết ly hôn thuận tình thì vụ việc này sẽ kéo dài thời gian và phức tạp hơn. Bên đưa ra yêu cầu phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu mình là có căn cứ để thuyết phục được Tòa án.

    Thuận tình ly hôn được xếp vào việc dân sự nên thủ tục cử nó sẽ giải quyết theo trình tự, thủ tục của việc dân sự để công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Thủ tục này sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn thủ tục ly hôn đơn phương.

    Xem thêm: giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào

Chia sẻ trang này