Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi hieulinh78314, 17/10/18.

  1. hieulinh78314

    hieulinh78314 New Member



    Sau khi tán sỏi thận, niệu quản bằng các phương pháp nội sọi ngược dòng hay ngoài cơ thể, qua da,… Dù các bạn được bác sĩ sử dụng các phương tiện hiện đại đến đâu như: Sóng siêu âm, tia Laser,… thì cũng không thể đảm bảo là bạn đã lấy hết được sỏi do những nguyên nhân sau:

    – Bệnh lý tạo sỏi vẫn chưa điều trị dứt điểm được: Goutte,…

    – Sỏi vỡ vụn thành nhiều mảnh sỏi nhỏ, cần thời gian để di chuyển xuống bàng quang, tống xuất ra ngoài.

    – Một số mảnh sỏi, còn bám dính vào thành niệu quản hay chạy lên đài – bể thận..

    Mặt khác bạn cũng sẽ có những triệu chứng khó chịu sau tán sỏi như sau:

    – Đau do tổn thương thận, niệu quản do có đặt sond bể thận – niệu quản – bàng quàng.

    – Đái máu do thương tổn niệu quản, do sỏi di chuyển gây tổn thương niêm mạc niệu quản,…

    – Nhiễm khuẩn tiết niệu.

    1. Mục tiêu:

    – Tăng cường tống xuất các mảnh sỏi ra ngoài.

    – Chống hình thành sỏi, liên kết các mảnh sỏi lại.

    – Giảm các triệu chứng khó chịu: Đau, đái máu,…

    – Điều trị các nguyên nhân hình thành sỏi.

    2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý:

    – Chế độ ăn uống lợi niệu, dễ tiêu tránh táo bón: Đa số bệnh nhân sau tán sỏi đếu đặt ống thông niệu quản ( Modelage, JJ,…). Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, đái ra ngoài. Chế độ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản. Đương nhiên chế độ ăn tránh táo bón, giúp bệnh nhân

    đi ngoài tránh phải rặn, gắng sức . Qua đó giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài sẽ tránh tác động vào niệu quản, vào bàng quang chạm vào ống thông nên hạn chế đau và đái máu.

    – Chế độ ăn hạn chế chất tạo sỏi: Nếu phân tích được thành phần của sỏi hoặc tìm được bệnh lý nguyên nhân tạo sỏi ( Goutte gây tăng a.uric; Cường cận giáp gây tăng canxi máu,..). Qua đó chọn lựa đồ ăn, thức uống phù hợp để tránh tạo sỏi lại sau tán.

    – Chế độ ăn, uống có chất kháng khuẩn: Sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi hết thuốc kháng sinh uống, các thuốc kháng sinh” thực vật” này rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản.

    3. Lợi ích đem lại nếu bệnh nhân được tư vấn chế độ ăn uống hợp lý:

    – Sẽ giúp bệnh nhân tránh tạo sỏi tái phát.

    – Sẽ giúp bệnh nhân duy trì được sức khỏe, và có thái độ tích cực hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

    – Tăng cường mối quan hệ truyền thông giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

    –> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau tán sỏi hệ tiết niệu sau mổ hiện nay đang còn thiếu được sự quan tâm của các thầy thuốc, nhân viên y tế sau khi bệnh nhân ra viện và tái khám.

    Mọi thông tin mang tính chất tham khảo, bạn hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ.

    Nguồn: http://cachchuasoithan.net/sau-khi-tan-soi-than-nen-an-gi/

Chia sẻ trang này