Sâu răng là gì và cách nào chữa khỏi

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi pikachu, 2/10/15.

  1. pikachu

    pikachu Member

    Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sâu răng, nhưng đối tượng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là trẻ em, do các bé vẫn chưa có thói quen. Bệnh sâu răng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu bạn không kịp thời phát hiện và có phương án điều trị kịp thời khắc phục bệnh sâu răng.

    Sâu răng do đâu

    Nguyên nhân chính gây sâu răng chính là do thói quen vệ sinh răng miệng. Mảng bám trên thức ăn thừa không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở, tạo ra những chấm đen li ti. Đó chính là những lỗ sâu răng. Theo thời gian, những lỗ sâu răng phát triển gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi ăn nhai. Nếu không có sự can thiệp của nha sĩ, sâu răng không chỉ gây chết tủy răng mà con gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

    Các bạn nên tham khảo thêm bài viết: sâu răng cửa

    Cách chữa sâu răng

    Nếu bệnh sâu răng của bạn được phát hiện sớm, chưa xuất hiện nhiều lỗ sâu trên bề mặt răng, các nha sĩ sẽ chấm một ít thuốc khử trùng lên bề mặt răng, điều này giúp hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn trên răng. Đây là giải pháp ít tác động đến cấu trúc răng nhất.

    Khi răng sâu nặng hơn, nha sĩ sẽ hàn những lỗ răng sâu lại, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công men răng và tủy răng. Một số vật liệu hàn răng thường được sử dụng là: nhựa tổng hợp, amanda, xi-mang silicat.

    Khi răng đã chết tủy, gây hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạc sĩ phải nhổ chiêc răng đó. Sau khi nhổ răng, bạn nên trồng lại chiếc răng mới bằng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tự tin khi giao tiếp và hạn chế quá trình tiêu xượng.

    Phòng bệnh sâu răng

    Trong một số trường hợp, bệnh sâu răng có thể là do các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng chống sâu của răng. Tuy nhiên, cách phòng chống bệnh sâu răng mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là giữ vệ sinh răng miệng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì tại các phòng khám uy tín. Với trẻ em, bạn nên nhắc bé đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga vào buổi tối. Ngoài ra, một số loại kháng sinh có thể gây thiểu sản men răng, khiến răng dễ bị sâu và mủn hơn, bạn cũng nên chú ý. Với người lớn, sức khỏe răng miệng cũng không thể coi thường.

    Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nước nóng bất ngờ cũng có thể là triệu chứng của sâu răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho chính mình, bạn nên đến khám nha sĩ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng như được nha sĩ tư vấn các cách chăm sóc và vệ sinh răng.

    >>> Các bạn quan tâm có thể xem thêm bài viết: sâu chân răng

Chia sẻ trang này