Quy trình bảo trì hệ thống chống sét

Thảo luận trong 'Hệ thống chống sét' bắt đầu bởi ChongsetDHK, 27/9/18.

  1. ChongsetDHK

    ChongsetDHK Member

    Để cho hệ thống chống sét luôn ở trong trạng thái làm việc tốt, đảm bảo khả năng bảo vệ nguồn điện và đường tín hiệu trước các nguy cơ bị sét đánh lan truyền, thì việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hợp lý và đúng cách là cực kỳ quan trọng, luôn là một ưu tiên đặt lên hàng đầu. Bất cứ một sự cố hoặc 1 lỗi nhỏ ngoài ý muốn của hệ thống chống sét đều có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bảo vệ và gây hậu quả lớn nếu có sét đánh.

    Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống chống sét giúp cho hệ thống chống sét luôn có khả năng bảo vệ tốt nhất, đem lại sự an toàn, tin cậy cho người sử dụng.

    Quy trình bảo dưỡng gồm các bước:

    1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống:

    Công việc kiểm tra hệ thống chống sét bao gồm:

    Đối với hệ thống chống sét trực tiếp:
    • Kiểm tra toàn bộ các vị trí, các kết nối của kim thu sét, các dây dẫn từ trên mái xuống hệ thống tiếp địa.
    • Đo kiểm hệ thống tiếp địa tại các vị trí đặt hộp kiểm tra nối đất. Kiểm tra các dây dẫn tiếp địa từ thiết bị chống sét đến hệ thống tiếp địa đảm bảo kết nối chắc chắn, an toàn.
    Kiểm tra thiết bị chống sét (SPD):
    • Đối với các thiết bị chống sét nguồn điện: Bằng mắt thường ta có thể kiểm tra được trạng thái làm việc của chúng thông qua cửa sổ life-check. Khi thiết bị hoạt động bình thường, của sổ này có màu xanh và sẽ chuyển sang màu đỏ khi thiết bị bị hỏng.
    • Kiểm tra tất cả các điểm kết nối nguồn điện và dây tiếp đất có được chắc chắn hay không. Nếu các kết nối không đảm bảo cần phải có biện pháp khắc phục.
    • Bằng thiết bị chuyên dụng: Đo kiểm tra chính xác trạng thái hoạt động của thiết bị, khả năng bảo vệ cũng như các thông số kỹ thuật có đạt yêu cầu chống sét của nhà sản xuất đưa ra hay không.
    2. Bảo trì, thay thế:
    • Những điểm kết nối kim thu sét trên mái, kim thu sét với dây thoát sét đã bị rỉ sét, cần phải được vệ sinh sạch sẽ, bôi mỡ bảo vệ hoặc thay thế nếu không đảm bảo an toàn.
    • Căn cứ vào kết quả đo điện trở nối đất và có biện pháp khắc phục nếu điện trở của hệ thống tiếp địa không còn đạt yêu cầu: đóng thêm các cọc tiếp địa, bổ sung hóa chất làm giảm điện trở đất. Kết quả đo điện trở nối đất nên dưới 10Ω theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
    • Thay thế modul hoặc các thiết bị hỏng (cửa sổ life-check đổi màu sắc), thiết bị chống sét có dòng dò hoặc điện áp bảo vệ không đảm bảo qua kiểm tra thiết bị bằng máy test chuyên dụng.
    • Thay thế các thiết bị chống sét đã mất khả năng chống sét nếu kết quả khắc phục không hiệu quả.
    3. Thời gian kiểm tra:
    • Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét nên được thực hiện thường xuyên, ít nhất 1 năm 2 lần vào trước và cuối mỗi mùa dông sét (thời điểm từ tháng 4 đến cuối tháng 10 hàng năm) .
    • Kiểm tra bất thường khi có các sự cố sét đánh hoặc có sự thay đổi trong hệ thống.
    4. Một số thiết bị chuyên dùng để đo kiểm hệ thống chống sét:
    • Máy đo điện trở đất KYORITSU 4105A
    • Máy kiểm tra thiết bị chống sét (SPD tester): PM 20 - DEHN
    Hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của DHK để có phương án chống sét hiệu quả cho công trình của bạn!
    Hotline: 0986.199.112/ Email: admin@dhk.com.vn

Chia sẻ trang này