Phòng bệnh dịch cúm gia càm H5N6

Thảo luận trong 'Các thể loại khác' bắt đầu bởi nguyenhduong511, 27/9/18.

  1. Như chúng ta đã biết ngoài các bệnh như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp, EBOLA, thì hiện nay chúng ta cần cảnh giác với một loại dịch nữa đó là dịch cúm gia cầm H5N6.

    1. Cúm gia cầm:

    - Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tinh do vi rút H5N6 gây ra.

    - Cúm gia cầm nguy hiểm bởi vì nó có thể làm cho gia cầm chết đột ngột, hàng loạt và lây lan nhanh.

    - Cúm gia cầm có thể lây sang người và một số loài thú và gây tử vong cho người.

    - Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim nuôi, chim hoang dã... đều có thể mắc bệnh.

    2. Đặc điểm của vi rút cúm gia cầm:

    - Vi rút chết ở 700C trở lên.

    - Vi rút có thể sống trong phân gia cầm, nước, đất... từ 2 đến 4 tuần.

    - Vi rút có thể sống trong nhiệt độ lạnh (tủ lạnh, tủ đá) hàng tháng.

    3. Gia cầm bị lây nhiễm cúm như thế nào:

    * Lây trực tiếp thông qua tiếp xúc với: Gia cầm mắc bệnh, chết khi nhốt chung một chuồng hay thả cùng sân; tiếp xúc với chim hoang dã đã bị nhiễm bệnh.

    * Lây gián tiếp:

    - Tiếp xúc trực tiếp với phân, chất độn chuồng (rơm, rạ, trấu...) lông gia cầm bị nhiễm vi rút.

    - Gia cầm có thể nhiễm bệnh từ gia cầm mới mua về từ các vùng khác có dịch.

    - Chim hoang dã bị nhiễm vi rút cúm có thể truyền vi rút sang gia cầm thông qua lông, phân... của chúng rơi xuống ao, hồ, chuồng trại.

    - Tiếp xúc với giầy dép, quần áo, dụng cụ (cuốc, xẻng, lồng, sọt đựng trứng...), phương tiện (lốp xe máy, ô tô...) bị nhiễm vi rút do con người sử dụng mang từ nơi có bệnh về.

    - Thức ăn bị nhiễm vi rút.


    [​IMG]


    4. Những triệu chứng thường gặp khi gia cầm bị cúm

    4.1 Gia cầm chết đột ngột, hàng loạt không có biểu hiện triệu chứng.

    4.2 Gia cầm có thể có một số triệu chứng sau:

    - Gia cầm chảy nước mắt, nước dãi, đứng tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất biếng ăn.

    - Xuất huyết ở những chỗ da không có lông, đặc biệt là chân.

    - Khó thở.

    - Mào, tích tím tái, phù và có thể có điểm xuất huyết.

    - Gà mái giảm đẻ, đẻ trứng non.

    - Ỉa chảy.

    -Biểu hiện thần kinh như: xù lông, vẹo cổ...



    5. Cách phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang gia cầm

    Cúm gia cầm có thể ngăn ngừa được. Để bảo vệ an toàn đàn gia cầm, chỉ cần thực hành những thói quen tốt sau đây:

    - Khi thấy gia cầm ốm, báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn, không chữa cho gia cầm ốm.

    - Nuôi nhốt gia cầm trong chuồng.

    - Nuôi thả trong khu vực khép kín (có rào bao quanh).

    - Chỉ mua gia cầm giống từ cơ sở có giấy chứng nhận đã kiểm dịch.

    - Hàng tuần rửa sạch và khử trùng dụng cụ chăn nuôi, khử trùng chuồng trại bằng vôi bột...

    - Nuôi dưỡng tốt gia cầm: Tăng khẩu phần dinh dưỡng cho đàn gia cầm, cho gia cầm uống nước sạch.

    - Không buôn, bán, vận chuyển gia cầm chưa được kiểm dịch không đúng quy định.

    - Khi có chim hoang dã bị chết ở khu vực nuôi gia cầm, cần đeo khẩu trang và găng tay để cho vào túi nilon, đồng thời báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn.

    - Nhốt riêng gia cầm mới mua ít nhất hai tuần.

    - Mỗi gia đình chỉ nên nuôi một loại gia cầm. Nếu đã nuôi nhiều loại thì nhốt riêng từng loại gia cầm.

    - Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.

    - Hàng ngày vệ sinh chồng trại và khu vực nuôi thả (quét dọn phân, lông, chất thải gia cầm...), sau đó đem đốt hoặc chôn.

    - Tiêm phòng cho gia cầm: Tiêm vác xin phòng cúm cho gia cầm nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho đàn gia cầm và cho người, nhưng được thực hiện đồng thời với các biện pháp phòng chống khác như đã nói ở trên.



    6. Khi có dịch cúm gia cầm trong vùng ta phải làm như sau:

    - Phải báo cáo ngay cho trưởng thôn, cán bộ thú y khi có gia cầm ốm, chết.

    - Rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo sau khi tiếp xúc với gia cầm.

    - Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và các phương tiện vận chuyển bằng CloraminB, vôi bột vv...

    - Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

    - Xử lý gia cầm chết theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

    - Vệ sinh sạch sẽ giầy, dép, dụng cụ chăn nuôi, lốp xe, bánh xe khi đi ra khỏi nơi nuôi nhốt gia cầm.

Chia sẻ trang này