Phân loại đầu tư các hình thức đầu tư cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Game giáo dục' bắt đầu bởi t.toancau304, 26/9/17.

  1. t.toancau304

    t.toancau304 Member

    Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư. Do sự phát triển của đầu tư ở nước ta, công tác thẩm định dự án ngày càng được coi trọng và hoàn thiện. Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Hiện nay nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn. Vấn đề quan trọng là đầu tư như thế nào để có hiệu quả. Một trong những công cụ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả là thẩm định dự án đầu tư. Bởi vậy việc thẩm định dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện. Đây có thể là công việc được coi là rất quan trọng đối với kế toán. Vì kế toán là người nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nên vạch ra phương hướng đầu tư như thế nào là hiệu quả và là người tư vấn chính cho ban giám đốc về vấn đề đầu tư. Nên thấm định dự án đầu tư là một chuyên đề rất được chú trọng trong chương trình đào tạo kế toán, vậy chúng ta cùng tìm hiểu một vài vấn đề về chuyên đề này.

    [​IMG]
    Phân loại đầu tư các hình thức đầu tư cho các doanh nghiệp ở Việt Nam
    b. Đầu tư trực tiếp:
    là loại đầu tư mà người đầu tư vốn (chủ đầu tư) và người sử dụng vốn là 1 chủ thể, chủ thể này chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư (lời ăn, lỗ chịu) gồm các loại đầu tư sau:
    + Business Coopperation Contract - BCC: Ký giữa các nhà đầu tư; Cùng góp vốn, quản lý, phân chia lợi nhuận, chịu rủi ro; Kg hình thành pháp nhân mới; Chủ yếu trên lĩnh vực: hàng hóa và dịch vụ.
    + Building Operation Transfer - BOT: Ký kết giữa nhà đầu tư và CQ NN VN có thẩm quyền. Đối tượng: các công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, NĐT sẽ được sd công trình đó trong 1 thời gian theo HĐ. Hết HĐ, NĐT giao lại cho CQNN theo chất lượng quy định trong HĐ. Nhà đầu tư fai có tư cách pháp nhân
    + Building Transfer Operation - BTO: Ký kết giữa nhà đầu tư và CQ NN VN; Đối tượng: các công trình kết cấu hạ tầng; Sau khi hoàn thành công trình, NĐT sẽ chuyển giao công trình đó cho CQNN. Sau đó, CQNN sẽ dành cho NĐT quyền khai thác công trình đó trong 1 thời gian nhất định. Nhà đầu tư fai có tư cách pháp nhân
    + Building transfer - BT: Ký kết giữa nhà đầu tư và CQ NN VN; Đối tượng: các công trình kết cấu hạ tầng; Sau khi hoàn thành công trình, NĐT sẽ chuyển giao công trình đó cho CQNN. Sau đó, CQNN sẽ dành cho NĐT quyền khai thác công trình khác; Nhà đầu tư fai có tư cách pháp nhân
    + Đầu tư trực tiếp theo hình thức nhượng quyền khai thác (Franchise): là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.
    + Đầu tư trực tiếp theo mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate): khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
    + Đầu tư trực tiếp theo hình thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate): Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.
    a. Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn và người quản lý, sd vốn không phải là một chủ thể. Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư. Người bỏ vốn hưởng lợi tức từ vốn góp của mình, không chịu trách nhiệm về kq đầu tư. Người quản lý và sử dụng vốn là pháp nhân chịu trách nhiệm về kq đầu tư.
    - Hỗ trợ phát triển chính thưc ODA : ODA là nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức từ bên ngoài gồm các khoản viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển. Gọi là “hỗ trợ” bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay ưu đãi hoặc là viện trợ không hòan lại. Gọi là “phát triển” vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là “chính thức” vì nó thường là cho Nhà nước vay. Được phân loại theo các hình thức sau:
    + Theo tính chất hoàn trả: Viện trợ không hoàn lại; Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi)
    + Theo mục tiêu sử dụng: Hỗ trợ cán cân thanh toán; Tín dụng thương nghiệp; Viện trợ dự án; Viện trợ chương trình.
    + Theo cơ cấu ngành: Đ4 phát triển công nghiệp; Đ4 phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; Đ4 phát triển dịch vụ; Đ4 phát triển cơ sở hạ tầng
    + Theo tính chất đầu tư: Đầu tư mới; đầu tư mở rộng, đầu tư chuyên sâu
    + Theo nội dung kinh tế: Đầu từ vào lực lượng lao động; Đầu tư vào tài sản lao động; Đầu tư vào TSCĐ (đ4 XDCB)
    + Theo thời gian sử dụng: Đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung hạn, đầu tư dài hạn.
    + Theo lĩnh vực hoạt động: Đầu tư cho nguyên cứu KH; Đầu tư cho sản xuất; Đầu tư cho quản lý;...

    Để hiểu rõ hơn về thẩm định dự án đầu tư cũng như về các hình thức phân loại đầu tư thì trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) đã xây dựng chương trình đào tạo kế toán sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về chương trình này.

    Nguồn: http://hocketoanhcm.com/phan-loai-dau-tu-cac-hinh-thuc-dau-tu-cho-cac-doanh-nghiep-o-viet-nam/

Chia sẻ trang này