Giá phẫu thuật vá màng nhĩ mới nhất 2021

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi benhvienhoancau_khoatai, 27/10/21.

  1. Màng nhĩ là một màng rất mỏng, tai ngoài và tai giữa được ngăn cách bởi lớp màng nhĩ mỏng này. Một số tình trạng có thể gây tổn hại thậm chí thủng mãng nhĩ như: viêm tai, phẫu thuật hoặc chấn thương tai. Vì vậy, cần phải phẫu thuật vá màng nhĩ nếu không chúng rất có thể làm giảm thính lực và tăng nguy cơ bị viêm tai.
    Vá màng nhĩlà một tiểu phẫu được thực hiện bởi chuyên gia chuyên khoa tai mũi họng, với các công cụ hiện đại như máy nội soi, máy laser, dao mổ ... Bác sĩ sử dụng dạo rạch một vệch nhỏ sau tai hoặc trên ống tai rồi dùng laser đốt mô thừa giúp đẩy nhanh quá trình hình thành và liền lại mô mới.
    Phương pháp phẫu thuật vá màng nhĩ tương đối đơn giản, không quá phức tạp bệnh nhân có thể về ngay trong ngày nếu có việc gấp chỉ cần chú ý đến vết thương ở tai, tránh va chạm theo yêu cầu của chuyên gia.

    [​IMG]


    TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT VÁ MÀNG NHĨ
    Viêm tai mãn tính là một bệnh lý viêm và bội nhiễm tiềm ẩn của tai giữa. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh điếc. Bệnh có thể kèm theo hiện tượng chảy mủ mãn tính ở tai do màng nhĩ bị thủng. Ban đầu bệnh tiến triển tự nhiên và dần dần sẽ gây ra những biến chứng nặng.

    Trước khi có chỉ định phẫu thuật vá màng nhĩ, người bệnh sẽ được bác sỹ cho điều trị bằng thuốc để loại bỏ tối đa yếu tố bội nhiễm.

    Mục đích phẫu thuật vá màng nhĩ:

    • Thăm dò và làm sạch các bệnh lý của tai giữa như viêm, bội nhiễm các xương con của tai hoặc cholesteatome. Những bệnh lý này thường được phát hiện khi chụp cắt lớp trước phẫu thuật.
    • Cải thiện khả năng nghe bằng cách vá kín màng nhĩ và thay thế các xương con bị phá huỷ (nếu có thể)
    Can thiệp này được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Sẹo sẽ nằm ở phía trong ngay cửa ống tai ngoài hoặc sau tai. Người ta sẽ sử dụng “cân” cơ thái dương (phần cơ phía trên tai), hoặc là một mãnh tĩnh mạch hay một miếng sụn của vành tai để đóng màng nhĩ. Các chất liệu như teflon, gốm hoặc các mẩu xương vụn được dùng để thay thế xương con.

    Đối với bệnh tích có Cholesteatome, phẫu thuật viên bắt buộc phải mở rộng khoang tai để bỏ cholestetome được dễ dàng và để thuận tiện cho việc theo dõi. Thời gian nằm viện của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 2 ngày và thời gian chăm sóc hậu phẫu là 2 tuần.


    Cholesteatome là gì?
    Cholesteatome được định nghĩa đó là sự tồn tại của lớp biểu bì, có nghĩa là phần da nằm ở phía bên trong khoang tai giữa (bình thường không bao giờ da mọc và phát triển trong tai giữa), trong hòm nhĩ, sau màng nhĩ hoặc trong xương “chũm”.

    Phần tích tụ biểu bì này có dạng như một cái nang và sẽ tăng dần kích thước do đó kéo theo bệnh viêm có nhiễm trùng tai giữa mãn tính và làm tiêu hủy các cấu trúc xương xung quanh nó.

    Vì vậy, cholesteatome được coi như một bệnh viêm tai mãn tính nguy hiểm

    Cholesteatome thường xuất hiện sau viêm tai tái phát nhiều lần hoặc bệnh giảm chức năng hoạt động của vòi Eustache: nhưng cũng có thể người bệnh bị bẩm sinh.


    Các triệu chứng của cholesteatome?
    Hai triệu chứng chính đó là chảy mủ vàng và có mùi hôi (gọi là bệnh viêm tai có mủ) và triệu chứng giảm thính lực.

    Người bệnh có thể bị chảy máu, chóng mặt, liệt mặt hoặc viêm màng não…

    Chẩn đoán cholesteatome có thể được phát hiện qua khám lâm sàng bằng kính hiển vi với thầy thuốc chuyên khoa Tai Mũi Họng (ENT).

    Khi đã có chẩn đoán, bác sỹ Tai Mũi Họng sẽ thực hiện đo thính lực đồ và chụp cắt lớp tai để kiểm tra sự phát triển của cholesteatome

    Nhìn chung, chẩn đoán viêm tai mãn tính và cụ thể hơn là cholesteatome sẽ do bác sỹ chuyên khoa phòng khám Tai Mũi Họng xác định và là người duy nhất có đủ khả năng thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ và đảm bảo theo dõi hậu phẫu thường xuyên.

    [​IMG]


    PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THỦNG MÀNG NHĨ
    Ngoài chi phí vá màng nhĩ thì phương pháp điều trị thủng màng nhĩ được quan tâm không kém. Bởi mỗi phương pháp điều trị khác nhau cũng có mức chi phí khác nhau.

    Vậy những phương pháp điều trị thủng màng nhĩ nào được áp dụng hiện nay bao gồm:

    • Dùng thuốc để vệ sinh tai: Khi màng nhĩ bị rách nhẹ, không đáng kể thì người bệnh không cần vá. Chủ yếu là giữ gìn vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày với nước muối sinh lý, giữ tai khô thoáng. Màng nhĩ có thể tự liền lại một khoảng thời gian từ vài tuần cho đến vài tháng.
    • Điều trị bằng kháng sinh: Nếu màng nhĩ bị rách do vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm tai giữa thì bạn cần phải dùng thêm kháng sinh. Tức là vẫn kết hợp vệ sinh tai và uống thêm kháng sinh được chuyên gia kê đơn.
    • Vá màng nhĩ: Vá màng nhĩ được tiến hành khi lỗ thủng ít có khả năng tự lành, gây đau. Bác sĩ sẽ dùng miếng mô mỏng đắp vào hoặc gel vá bôi vào lỗ thủng.
    • Phẫu thuật vá màng nhĩ: Mổ vá màng nhĩ được tiến hành khi đã áp dụng các cách điều trị trên nhưng không hiệu quả. Bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ sau tai hoặc trên ống tai và dùng laser đốt mô thừa, mô sẹo. Sau đó dùng mô bệnh nhân để vá lại màng nhĩ.

    CHI PHÍ GIÁ MÀNG NHĨ BAO NHIÊU TIỀN NĂM 2021
    Bây giờ chúng ta đi vào câu hỏi trọng tâm là chi phí vá màng nhĩ. Vá màng nhĩ có đắt không, vá màng nhĩ bao nhiêu tiền là những câu hỏi mà tư vấn viên thường gặp nhất. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

    • Tình trạng thủng màng nhĩ.
    • Mức giá ở các đơn vị y tế có sự chênh lệch nhau.
    • Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế hay không.
    • Điều trị ở bệnh viện công hay bệnh viện dịch vụ.
    • Tay nghề y chuyên gia.
    • Chế độ bảo hiểm, dịch vụ.
    [​IMG]

    Ngoài ra chi phí vá màng nhĩ là bao nhiêu cũng khác biệt với chi phí ca phẫu thuật vá màng nhĩ. Vá màng nhĩ giá bao nhiêu tiền chắc chắn sẽ thấp hơn chi phí mổ vá màng nhĩ.

    Như đã nói ở trên thì vá màng nhĩ là thủ thuật đơn giản hơn so với mổ vá màng nhĩ. Chi phí mổ vá màng nhĩ giá bao nhiêu thường dao động từ 7 triệu đến vài chục triệu đồng tùy theo mức . Phẫu thuật vá màng nhĩ hết bao nhiêu tiền nếu như có thẻ bảo hiểm y tế và chọn bệnh viện công thì có thể rẻ hơn đôi phần.

Chia sẻ trang này