Nhiều đại học phản đối quy định giới hạn 15.000 sinh viên

Thảo luận trong 'Các thể loại khác' bắt đầu bởi ngocmai95, 26/12/15.

  1. ngocmai95

    ngocmai95 New Member

    Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư 32 xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học. Có 3 tiêu chí làm căn cứ xét tuyển, gồm: Số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi; diện tích sàn xây dựng trên một sinh viên chính quy không thấp hơn 2,5 m2 và quy mô đào tạo mỗi trường đại học không được quá 15.000 sinh viên chính quy.

    Chia sẻ với VnExpress, Hiệu phó Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Vũ Văn Hóa bày tỏ bức xúc với thông tư trên. Theo ông Hòa, quy mô của trường lên đến hơn 30.000 sinh viên với rất đông đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Nếu khống chế mức trần sinh viên chính quy thì sẽ thừa ra 15.000 sinh viên.

    "Họ sẽ phải đi về đâu? Căn cứ vào điều gì mà Bộ Giáo dục đưa ra quy định về quy mô đào tạo tối đa của các đại học là 15.000 sinh viên? Học sinh lớp 12 hàng năm tốt nghiệp cả triệu em, ai cũng có nhu cầu học đại học thì sao lại khống chế số lượng? Làm như thế là đẩy học sinh ra ngoài xã hội và khiến tệ nạn gia tăng. Các trường nếu đủ điều kiện thì phải cho người ta đào tạo chứ?", ông Hóa nói.

    Hiệu phó Đại học Kinh doanh và Công nghệ cho rằng, thông tư 32 là cách "áp đặt máy móc, phi thực tế, kiểu trên trời, được ban hành quá vội vã". Đáng ra trước khi ban hành, Bộ Giáo dục phải tổ chức hội thảo để các trường chỉ ra thiếu sót rồi xem xét kỹ lưỡng.

    [​IMG]


    Việc khống chế số lượng sinh viên chính quy tối đa 15.000 cho một trường, theo PGS.TS Vũ Văn Hóa là vô lý, không phù hợp. Ảnh thí sinh chen chúc nộp hồ sơ vào đại học năm 2015: Quỳnh Trang.

    Chuyên gia quản lý giáo dục của một đại học lớn cũng phản đối quy định áp đặt chỉ tiêu tối đa 15.000 sinh viên chính quy/đại học. Bởi hầu hết trường kỹ thuật có tiếng hiện nay đã trên 15.000 sinh viên. Tình trạng phổ biến như vậy thì không thể gọi là "đặc biệt" để Bộ Giáo dục xem xét lại. Ngoài ra, tiêu chí 25 sinh viên/giáo viên sẽ khiến một nửa giảng viên ở các trường kỹ thuật bị sa thải.

    "Rồi các trường sẽ lại rồng rắn kéo nhau lên Bộ xin chỉ tiêu mà thôi. Thông tư 32 không phù hợp với thời đại ngày nay, khi đã tự chủ giáo dục, cạnh tranh lành mạnh, đào tạo theo nhu cầu xã hội", nhà quản lý nói.

    Trưởng phòng Đào tạo Đại học Công nghiệp Hà Nội Kiều Xuân Thực cho biết, đại đa số cán bộ, viên chức trong trường không đồng tình với quy định quy mô sinh viên chính quy tối đa và số sinh viên chính quy tối đa tính trên một giảng viên quy đổi, ngay khi đọc được bản dự thảo thông tư. Tiêu chí quy mô sinh viên chính quy tối đa được nhiều ý kiến chỉ ra sự không phù hợp ở 3 điểm gồm:

    Thứ nhất, đã không phân biệt cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu với cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng. Mức quy định tối đa 15.000 sinh viên là rất lớn đối với trường thuộc tầng nghiên cứu, nhưng lại là nhỏ đối với trường thuộc tầng ứng dụng, đào tạo đa ngành - nơi cung cấp trực tiếp nguồn nhân lực chủ yếu cho nền kinh tế đất nước.

    Thứ hai, tiêu chí đã đồng nhất quy định cho khối ngành V gồm rất nhiều ngành thuộc các nhóm: Máy tính và công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Xây dựng và nhóm ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản… với các khối ngành khác.

    "Đây là những nhóm ngành mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực rất lớn và hầu hết cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng đều tập trung đào tạo. Nếu áp dụng quy định quy mô sinh viên chính quy tối đa không quá 15.000 đồng nhất cho tất cả trường thuộc khối ngành I, III, IV, V và VII thì trong thời gian ngắn sắp tới chắc chắn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực thuộc các ngành đào tạo trong Khối V", đại diện Đại học Công nghiệp Hà Nội nêu rõ.

    Điều bất hợp lý thứ ba của tiêu chí quy định số sinh viên tối đa, theo trường này là "không phù hợp với thực tiễn". Hiện nay nhiều đại học đã tích cực đầu tư nguồn lực để đảm bảo chất lượng đào tạo. Cụ thể như đã đầu tư xây dựng phòng học, thư viện… đảm bảo diện tích sàn xây dựng tối thiểu 2,5m2/sinh viên; trang bị đủ máy và thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành theo chương trình đào tạo; tuyển dụng số lượng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đáp ứng quy định 25 sinh viên/giảng viên quy đổi.

    Nếu bây giờ áp dụng quy định tối đa 15.000 sinh viên, nhiều trường trong đó có Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ phải điều chỉnh quy mô giảm trên 50%. Điều này gây khó khăn cho các trường vì một lượng lớn giảng viên cơ hữu sẽ mất việc làm, nhiều công trình xây dựng, phòng học, phòng thí nghiệm/thực hành, máy và thiết bị dạy học hiện đại sẽ không dùng đến gây lãng phí rất lớn.

    "Xuất phát từ những lý do nêu trên, Đại học Công nghiệp Hà Nội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét bỏ quy định quy mô sinh viên chính quy tối đa của cơ sở giáo dục đại học để tôn trọng quyền tự chủ của các trường như luật định và để cho giáo dục đại học được phát triển, điều tiết theo đúng quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh", văn bản góp ý của trườg nêu rõ.

    Đại học Công nghiệp đề xuất thay đổi quy định theo hướng từ năm 2016 trở đi các trường có quy mô trên 15.000 sinh viên chính quy không được tăng quy mô sinh viên chính quy để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và tránh nguy cơ dư thừa lao động đã qua đào tạo do cung vượt cầu.

Chia sẻ trang này