Xác lập giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi viet quoc, 17/2/22.

  1. viet quoc

    viet quoc Member

    Giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện chắc hẳn là một vấn đề mà nhiều người để tâm tới. Người chưa thành niên có được phép giao dịch dân sự không? Nếu giao dịch dân sự thì cần phải có những điều kiện gì và điều kiện để giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện có hiệu lực. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin ở bài viết dưới đây!

    Giao dịch dân sự là gì?
    Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thực hiện rất nhiều giao dịch dân sự mà có lẽ chúng ta cũng không mấy khi để ý tới. Tuy vậy, giao dịch dân sự được thực hiện nhằm đạt được một mục đích nào đó trong lĩnh vực dân sự. Chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự được cụ thể hóa trong hợp đồng có tính hợp pháp làm phát sinh quan hệ giữa những người thực hiện giao dịch. Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

    Giao dịch dân sự cần có sự đồng ý trên tinh thần tự nguyện của những người tham gia xác lập quan hệ với nhau. Sự tự nguyện chính là một trong những yêu cầu bắt buộc để xác định giao dịch dân sự một cách hợp pháp. Nhờ đó mà giao dịch dân sự mới có thể được pháp luật bảo vệ. Bạn có thể tham khảo thêm các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.

    Xem thêm: Everest văn phòng luật sư uy tín tại hà nội

    Giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện được hiểu như thế nào?
    Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Do đó, giao dịch dân sự do người chưa đủ mười tám tuổi thực hiện được coi là giao dịch do người chưa thành niên thực hiện. Đối với người chưa đủ sáu tuổi thì giao dịch dân sự sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện. Những cá nhân từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi muốn giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý thì mới được thực hiện. Tuy nhiên, những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có thể xác lập giao dịch dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    Như vậy, đối với những trường hợp giao dịch dân sự của người dưới sáu tuổi thì được người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện; giao dịch dân sự của người từ đủ sáu tuổi đến mười lăm tuổi nếu không phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

    Tìm hiểu thêm: Kênh youtube công ty luật Everest

    Giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện bị vô hiệu
    Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì nêu rõ những trường hợp giao dịch cần người đại diện theo pháp luật đồng ý hoặc được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật. Do đó, khi giao dịch do người chưa thành niên thực hiện trái với những quy định theo Điều 21 của Bộ luật dân sự 2015 thì được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 quy định.

    “Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

    1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

    Giao dịch dân sự của người chưa thành niên không bị vô hiệu khi nào?
    Cũng trong quy định tại Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 thì khoản 2 đã liệt kê những trường hợp những giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện nhưng không bị vô hiệu, đó là:

    Giao dịch của người đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của họ;

    Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

    Giao dịch dân sự được chủ thể xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi họ đã người thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

    Trên đây là những thông tin về giao dịch dân sự mà người chưa thành niên thực hiện. Hy vọng bạn có thể tìm hiểu thêm những quy định của pháp luật dân sự về giao dịch này để đảm bảo được quyền lợi của mình cũng như những người liên quan. Tránh trường hợp thực hiện các hợp đồng gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về pháp luật dân sự thông qua những bài viết khác của chúng tôi để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về lĩnh vực này.

    Nội dung khác: https://www.facebook.com/EverestLawFirm

Chia sẻ trang này