iEURO2020 phân tích: Tiến Linh và Văn Đức dường như sinh ra… không phải để cho nhau

Thảo luận trong 'Các đồ gia dụng khác' bắt đầu bởi bongdahay, 8/9/21.

  1. bongdahay

    bongdahay Member

    Tiến Linh, Văn Đức đều có cái hay và cái dở riêng, nhưng dường như họ sinh ra không phải là để cho nhau. Khi thầy Park ghép Linh - Đức thành một cặp trên hàng công tuyển Việt Nam, sự bù trừ ưu khuyết đã không được như mong đợi.

    xem thêm: Soi Kèo Bóng Đá Trực Tiếp

    Trận thua đội Ả Rập Xê Út ở lượt đầu tiên vòng loại World Cup thứ 3 khu vực châu Á, Tiến Linh và đồng đội của mình bị lép vế trong phần lớn thời gian của trận đấu. HLV Park Hang-seo phát biểu sau trận rằng khi đã có bàn thắng thì hà cớ gì cần phải tấn công.

    Câu nói đã thể hiện rõ ràng quan điểm về triết lý và cách chơi của tuyển Việt Nam trong trận đấu này. Tuy nhiên, không phải tuyển Việt Nam bị lép vế triệt để mà bằng chứng là chúng ta có bàn thắng rất sớm của Quang Hải và cũng đã có tình huống phản công nhưng khá đáng tiếc, Tiến Linh và Văn Đức đã không kịp tạo bất ngờ. Hay nói cách khác là chưa đủ ăn khớp để tạo bất ngờ.

    Khi khối đội hình rơi vào thế bị dồn xuống quá sâu ở phần sân nhà, vai trò của 2 cầu thủ có nhiệm vụ bổ trợ trên hàng tiền đạo là Tiến Linh và Văn Đức đã không thể phát huy sức mạnh.

    Thực ra, Văn Đức là mẫu cầu thủ chạy chỗ không bóng thuộc diện tốt nhất tuyển Việt Nam. Trong trận gặp đội Ả Rập Xê Út cách đây ít ngày, tình huống mà Văn Đức di chuyển rất hợp lý để chờ đường chuyền của Tiến Linh là một ví dụ điển hình.

    Trong khi đó, Tiến Linh cũng là mẫu trung phong tương đối toàn diện (ít ra 5 bàn thắng ở vòng loại World Cup thứ 2 cũng phần nào nói lên điều đó). Tiến Linh có thể chơi bóng bổng tốt, có một thân hình khá dày để sẵn sàng tranh chấp với đối phương.

    Ý đồ của HLV Park Hang-seo khi sử dụng bộ đôi này là ông muốn Tiến Linh đóng vai trò tiền đạo mục tiêu thay vì săn bàn. Nhiệm vụ của Linh là thu hút, nhận bóng và thực hiện các đường chuyền cho Văn Đức - người đảm nhận nhiệm vụ di chuyển không bóng vào khoảng trống thuận lợi để nhận sự hỗ trợ của Tiến Linh.

    Tuy nhiên, Tiến Linh lại có điểm yếu khi không phải là mẫu tiền đạo có tốc độ. Khả năng chuyền bóng của anh cũng không thật sự tốt. Việc bị đẩy quá xa so với khung thành khiến Linh không phát huy được sở trường săn bàn của mình. Văn Đức buộc phải quay trở về vai trò người làm bóng, mở ra các đường chuyền cho Tiến Linh. Song tốc độ của Tiến Linh không thể đáp ứng một quãng đường kéo dài tới nửa sân để thực hiện phản công.

    Kỹ năng chuyền bóng của Văn Đức cũng đã sụt giảm đi đáng kể trong quãng thời gian vừa qua. Ở trận thua Ả Rập Xê Út, Văn Đức có số đường chuyền thành công là 15 lần, thấp thứ 2 trong số các tiền vệ của đội tuyển Việt Nam (sau Quang Hải). Số đường chuyền không thành công của Văn Đức là 7 lần, cao thứ 3 toàn đội, chỉ sau 2 cầu thủ chuyên phá bóng lên trên là Thành Chung và thủ môn Tấn Trường. Số lần thu hồi bóng thành công chỉ 4 lần, tức là thấp nhất trong số các tiền vệ. Số lần rê dắt thành công là 0 lần. Số lần chạm bóng là 35 lần, cao thứ 2 trong số 4 tiền vệ.

    Những chỉ số ấy phần nào cho thấy Phan Văn Đức đã có màn trình diễn không thuyết phục. Điều mà HLV Park Hang-seo cần ở anh là sự tinh quái, đột biến trong xâm nhập vòng cấm và bùng nổ ở khâu dứt điểm - đã không đến.

    Tiến Linh và Văn Đức có những ưu nhược điểm riêng. Nhưng tiếc rằng, người ta không nhận thấy sự bù trừ lẫn nhau giữa hai cầu thủ. Nếu đối tác của Văn Đức là Văn Toàn, những đường chuyền của anh có thể sẽ có giá trị hơn bởi Toàn thuộc diện có tốc độ nhanh nhất tuyển Việt Nam. Còn nếu đối tác của Tiến Linh là Công Phượng, Tuấn Hải hoặc Minh Vương, Tiến Linh sẽ không phải khổ sở đóng vai người hỗ trợ như hiện tại.

Chia sẻ trang này