Nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 23/2/22.

  1. Nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

    Như chúng ta đã biết hôn nhân là sự tự nguyện của đôi lứa khi tình yêu đã đầy đủ trọn vẹn không chỉ vậy hôn nhân còn được pháp luật và Nhà nước ta bảo vệ và tôn trọng dưới các quy định căn bản trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Vậy những nguyên tắc đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề trên cho các bạn đọc.
    [​IMG]

    Khái niệm về nguyên tắc cơ bản
    Nguyên tắc được hiểu là những hành động bất kì có những mục đích để có kết quả, để đạt được nó phải có các yêu cầu nhất định như phải xác định được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt để nó. Và nó được tồn tại dưới các hình thức khác nhau như các tư tưởng chỉ đạo, quy tắc cơ bản của một hoạt động nào đó không chỉ vậy nguyên tắc được dựa trên các hoạt động thực tiễn có tính khoa học, là tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, xuyên suốt toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Nói về những ngành luật độc lập chúng ta không thể bỏ qua luật hôn nhân và gia đình các hoạt động để tạo dựng nên nó thì phải tuân theo những quy định chung của pháp luật đã đề ra để có thể thực thi được và chịu được sự chi phối và các nguyên tắc chuyên ngành để các quan hệ xã hội có thể điều chỉnh và có thể thi hành trong cuộc sống.

    Xem thêm về: luật chia tài sản sau ly hôn

    Khái niệm nguyên tắc cơ bản trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
    Tương tự như định nghĩa về nguyên tắc cơ bản thì các nguyên tắc cơ bản trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Và tùy theo các điều kiện nhất định thì mỗi thời kỳ phát triển của xã hội, do điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội khác nhau nên Luật Hôn nhân và gia đình được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản khác nhau.

    Các nguyên tắc cơ bản trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
    Pháp luật đảm bảo cho các quan hệ về hôn nhân được thực hiện một cách văn minh, tiến bộ và đảm bảo thì đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản như sau:

    • Các quan hệ hôn nhân phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên, không có bất kỳ các biện pháp cưỡng chế hay can thiệp vào, hôn nhân tiến bộ dưới hình thức một vợ, một chồng.

    • Về các quyền được kết hôn thì hôn nhân có thể là các công nhân Việt Nam các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

    • Hôn nhân phải có nghĩa vụ xây dựng gia đình có văn hóa, xây dựng được gia đình ấm no, hạnh phúc, văn minh và cách thức trong gia đình phải phù hợp với đạo đức như các thành viên trong gia đình phải quan tâm, nhường nhịn, và có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

    • Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

    • Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
    Xem thêm về: yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn

    Những nguyên tắc cơ bản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014
    • Hôn nhân dựa trên sự tự nguyện, tiến bộ, không bị cưỡng chế bởi bất kỳ hình thức nào.

    • Hôn nhân tiến bộ hình thức một vợ một chồng.

    • Nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng.

    • Hôn nhân phải đảm bảo nguyên tắc bảo đảm các quyền lợi của cha mẹ và con.

    • Nguyên tắc bảo vệ người mẹ và trẻ em.
    Ý nghĩa của luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
    Luât hôn nhân và gia đình đặt ra có rất nhiều ý nghĩa đối với các quan hệ xã hội trong cộng đồng chính điển hình như có sẽ mang tính giáo dục, định hướng đến các quan hệ hôn nhân để xây dựng được một gia đình có văn hóa, văn minh. Không chỉ vậy việc điều chỉnh các mối quan hệ này là cần thiết bởi nó mang ý nghĩa cơ bản đối với hôn nhân chính vì vậy đưa ra các quy định và nguyên tắc là thiết yếu.Các ý nghĩa của nó như chế độ hôn nhân bảo vệ quan hệ hôn nhân hợp pháp, bảo đảm quyền tự chủ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và chế độ hôn nhân có những chế tài trừng phạt đối với các hành vi vi phạm.

    Xem thêm về: điều kiện nhận con nuôi

Chia sẻ trang này