NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ MÁY LẠNH

Thảo luận trong 'Điều hoà không khí' bắt đầu bởi dongsapaseo, 4/4/18.

  1. dongsapaseo

    dongsapaseo New Member

    Máy lạnh đang ngày càng trở thành đồ dùng không thể thiếu trong mùa hè. Nó là giải pháp để chống chọi những ngày nóng nực tới 40 - 42 độ C ở các thành phố lớn, khi mà quạt máy lạnh không còn đủ để làm mát. Nhưng một trong những câu hỏi lớn nhất khi dùng máy lạnh là nên mua máy lạnh hãng nào hay máy lạnh nào tốt nhất hiện nay thì không phải ai cũng biết câu trả lời.

    Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu và tổng hợp các kinh nghiệm chọn thương hiệu máy lạnh ở bài viết này. Bạn hãy đọc hết bài viết này để chọn được điều hòa phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

    [​IMG]

    Tư vấn nên mua máy lạnh hãng nào tốt

    Trước khi mua máy lạnh, hãy cùng hiểu sơ lược về nguyên lý hoạt động của điều hòa. Những nguyên lý này không chỉ giúp bạn hiểu thêm các thông số khi mua điều hòa mà còn giúp bạn chuẩn đoán được những vấn đề cơ bản có thể gặp phải trong quá trình sử dụng điều hòa.



    1. Nguyên lý hoạt động của điều hòa
    Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của điều hòa, tủ đông và tủ lạnh đều giống nhau. Chúng tôi đã từng mô tả rất chi tiết về nguyên lý hoạt động của các sản phẩm này ở bài viết nên mua tủ lạnh hãng nào và bạn có thể tham khảo. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa các sản phẩm này.

    1.1 Sự khác biệt giữa tủ lanh, tủ đông và điều hòa
    Với tủ lạnh hay tủ đông, không gian cần làm mát thực sự ra rất kín, vì cửa của tủ lạnh và tủ đông được thiết kế chuyên dụng để hạn chế không khí lưu thông. Ngoài ra, không gian cần làm lạnh trong tủ lạnh và tủ đông khá nhỏ (khoảng vài trăm lít) thôi. Trong khi đó, môi trường cần làm mát của điều hòa lên tới hàng trăm m3 (hàng trăm nghìn lít).

    Và các căn phòng, hay nhà ở thì thường là các không gian thoáng (có nhiều khe hở). Chính vì vậy, điều hòa đòi hỏi một cấu tạo khác biệt đi kèm công suất làm lạnh lớn hơn nhiều so với tủ lạnh/tủ đông.

    Trong các loại điều hòa hiện nay thì dòng điều hòa gắn tường là dòng sản phẩm phổ biến nhất. Các sản phẩm này bao gồm hai bộ phận là dàn nóng (gắn ngoài trời) và dàn lạnh (gắn trong nhà). Quá trình trao đổi nhiệt sẽ diễn ra khi bạn bật điều hòa lên. Nhiệt trong nhà được hấp thụ bởi khí gas lạnh và chuyển ra môi trường bên ngoài.

    1.2 Nguyên lý làm mát của điều hòa
    Khi hoạt động, máy nén của điều hòa sẽ nén khí gas thành gas hóa lỏng, Dưới áp suất cao, khí gas được hóa lỏng và quá trình này là một quá trình tỏa ra rất nhiều nhiệt. Gas hóa lỏng được máy nén dẫn qua các ống tản nhiệt ở giàn nóng. Các ổng tản nhiệt này được quạt gió (ở giàn nóng) thổi gió mạnh qua để làm mát.

    Dàn nóng này là nơi mà phần lớn điện đưa vào điều hòa được tiêu thụ. Nếu nhiệt độ môi trường bên ngoài càng thấp thì quá trình làm mát này sẽ càng hiệu quả và điện sẽ được tiết kiệm hơn. Đó là một trong những lý do bạn không nên lắp cục nóng ở ngoài trời, dưới ánh nắng trực tiếp (Điều mà thợ lắp điều hòa nào cũng biết nhưng không mấy khi khuyên chủ nhà). Vì điều hòa càng hỏng hóc nhiều thì họ càng có nhiều cơ hội kiếm tiền.

    [​IMG]

    Gas hóa lỏng dưới áp suất cao được làm mát ở dàn nóng

    Gas hóa lỏng sau khi được làm mát (nhưng vẫn nóng hơn nhiệt độ ngoài trời), được dẫn vào bên trong dàn lạnh (trong nhà). Ở đây, gas hóa lỏng được dẫn qua những đường ống với thể tích lớn và áp suất giảm đi nhanh chóng. Dưới áp suất thấp, gas hóa lỏng sẽ bắt đầu bay hơi và quá trình này là một quá trình hấp thụ nhiệt. Khi gas bay hơi, khí gas sẽ ở trạng thái rất lạnh, hấp thụ nhiệt từ không khí trong nhà qua dàn lạnh.

    1.3 Quạt dàn nóng không phải lúc nào cũng chạy
    Quạt dàn lạnh sẽ có nhiệm vụ hút và thổi khí liên tục nhờ đó không khí lạnh được phân tán đều khắp phòng và cũng làm tăng hiệu quả hấp thụ nhiệt ở dàn lạnh của điều hòa. Tuy nhiên, trong quá trình này, quạt của dàn nóng không phải lúc nào cũng hoạt động. Có những lúc khi nhiệt độ trong phòng đã mát thì dàn nóng, máy nén sẽ được ngắt và khi đó chỉ có quạt gió ở dàn mát thổi khí điều hòa khắp phòng.

    Một trường hợp khác là khi nhiệt độ ngoài trời không quá nóng, việc bức xạ nhiệt ở dàn nóng dễ dàng diễn ra thì khi đó quạt của dàn nóng có thể không cần chạy mà điều hòa vẫn có khả năng làm mát nhờ máy nén đấy khí gas và gas hóa lỏng chạy trong các đường ống.

    Ngoài các bộ phận cơ bản thì trong dàn lạnh có 2 thiết bị được nối với nhau gồm một cảm biến nhiệt độ và một bảng mạch. Cảm biến này sẽ có nhiệm vụ nhận biết sự thay đổi nhiệt độ của không khí trong phòng, từ đó phát tín hiệu về dàn lạnh để điều khiển quá trình hoạt động/dừng hoạt động của dàn nóng.

    2. Kinh nghiệm mua điều hòa
    Chọn được một chiếc điều hòa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn mà không tốn quá nhiều tiền là một điều quan trọng. Và để chọn được sản phẩm phù hợp, bạn sẽ cần tham khảo một số thông số mang tính kỹ thuật của điều hòa. Đây là những vấn đề chung bạn cần tìm hiểu trước khi đi chi tiết vào câu hỏi là nên mua điều hòa hãng nào. Còn nếu bạn đã nắm chắc những thông tin này thì mời bạn đọc tiếp ở phần 3 dưới đây.

    2.1. Công suất điều hòa
    Công suất điều hòa sẽ liên quan đến điện năng tiêu thụ và cụ thể là tiền điện hàng tháng của nhà bạn. Và công suất này cũng là thông số cho thấy khả năng điều hòa có thể làm mát. Nếu chọn điều hòa thiếu công suất so với nhu cầu sử dụng của căn phòng thì điều hòa sẽ không đủ khả năng làm lạnh, máy phải chạy liên tục vừa khiến tốn điện vừa khiến máy nhanh hỏng.

    Không gian và mức độ kín gió của phòng ảnh hưởng nhiều đến việc chọn một điều hòa với công suất phù hợp. Và dưới đây là những khuyến nghị được phần lớn các nhà sản xuất điều hòa đề xuất.

    - Nếu phòng bạn có diện tích dưới 15m2 chỉ cần chọn điều hòa công suất 9000 BTU (~1 HP)

    - Phòng từ 15 - 25m2 hãy chọn công suất 12.000 BTU (~1.5 HP)

    - Từ 25 - 35m2 chọn loại công suất 18.000 BTU (~2 HP)

    - Diện tích từ 35 - 40 m2 hãy chọn điều hòa công suất 24.000 BTU (~2.5 HP)

    Thông số công suất điều hòa trước đây được sử dụng phổ biến là BTU nhưng hiện nay được chuyển sang HP. Hai loại chỉ số này không quy đổi được tương đương nhưng khi xem thông số kỹ thuật của mỗi sản phẩm điều hòa, bạn sẽ biết được là điều hòa đó phù hợp với không gian phòng bao nhiêu m2.

    Có một điều mà bạn cũng cần cân nhắc là công suất càng lớn thì giá của điều hòa tăng càng nhanh. Và với cùng một hãng, cùng các chức năng, một sản phẩm điều hòa với công suất 2HP lại thường có giá nhiều hơn tổng tiền để mua 2 sản phẩm điều hòa 1 HP. Chính vì vậy, không gian lắp đặt điều hòa bạn cũng nên cân nhắc xem nên lắp ở phòng khách (điều hòa công suất lớn), hay lắp ở phòng ngủ hay phải lắp cả hai nơi.

    2.2. Công nghệ Inverter
    Công nghệ inverter là một công nghệ giúp tiết kiệm điện. Máy được trang bị công nghệ inverter có khả năng điều chỉnh công suất hoạt động của máy nén để vẫn làm lạnh hiệu quả nhưng điện năng tiêu thụ lại ít.

    Về mặt nghiên cứu, công nghệ inverter có khả năng tiết kiệm tới 40-50% lượng điện tiêu thụ khi so sánh các dòng điều hòa cùng công suất làm mát. Hay nói một cách khác thì các sản phẩm điều hòa inverter có khả năng sử dụng điện năng một cách hiệu quả hơn. Đó là lý do mà bạn nên cân nhắc mua các sản phẩm điều hòa, tủ lạnh inverter vì nó thực sự có hiệu quả kinh tế về dài hạn.

    Tuy vậy, cũng có hai lý do bạn cần cân nhắc khi chọn mua điều hòa inverter đó là giá thành của nó sẽ cao hơn một chút so với điều hòa không có tính năng này. Và thứ hai là các dòng máy inverter thường có cục nóng nặng và lớn hơn điều hòa thường. Nếu không gian nhà bạn (ví dụ ở chung cư) thì cũng nên để ý một chút đến vị trí lắp đặt.

    2.3. Loại khí gas sử dụng trong điều hòa
    Nếu không tìm hiểu thì có thể bạn sẽ không biết rằng gas điều hòa có nhiều loại khác nhau. Và nếu bạn để ý một chút tới các thợ lắp điều hòa thường chạy xe ngoài đường thì bạn sẽ thấy rằng màu các loại bình gas khá đa dạng, đó là bởi mỗi loại màu thể hiện một loại gas khác nhau, để nhân viên lắp đặt điều hòa dễ phân biệt và không dùng nhầm loại gas.

    [​IMG]

    Gas điều hòa có nhiều loại khác nhau

    Gas là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm mát của điều hòa, và đặc biệt là điều hòa phải được kiểm tra lượng gas định kỳ để đảm bảo gas không bị thiếu. Vì giá gas điều hòa cũng khá đắt nên nhiều thợ lắp/bảo dưỡng điều hòa thường tìm cách qua mắt chủ nhà để bơm ít gas/ tính tăng tiền trong quá trình bảo dưỡng điều hòa.

    Khi điều hòa bị hết gas, bạn nên gọi tới các dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp như dịch vụ của các trung tâm điện máy. Những dịch vụ này họ hay báo giá tổng thể phí nạp gas/điều hòa (ví dụ 350.000đ/máy), tính ra có thể đắt một chút nhưng chắc chắn bạn sẽ không bị qua mắt/bị lừa bởi thợ sửa điều hòa khác.

    Gas R22: Là loại gas rẻ nhất và vẫn được dùng rất phổ biến hiện nay. R22 khá an toàn, không dễ gây cháy nổ, và dễ dàng khi bảo trì máy cần bơm thêm. Tuy nhiên, gas R22 lại không thân thiện với môi trường và hiệu năng làm lạnh cũng kém hơn các loại R410 hay R32. Tuy vậy gas R22 vẫn được dùng rộng rãi ở các sản phẩm điều hòa giá rẻ (ví dụ điều hòa Gree).

    Gas R410: Loại gas này được xem như giải pháp an toàn cho môi trường, không ảnh hướng đến tầng Ozon. Gas R410 cũng mang lại hiệu quả làm lạnh hơn hẳn gas R22. Nó có khả năng làm lạnh sâu hơn (quá trình bay hơi nó hấp thụ nhiều nhiệt hơn và ngược lại quá trình bị nén nó tỏa nhiệt nhiều hơn), và tiết kiệm điện hơn.


Chia sẻ trang này