Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào cho đúng? Ý nghĩa của vị trí đeo nhẫn đính hôn

Thảo luận trong 'Phụ kiện thời trang' bắt đầu bởi tiendung100681, 17/8/22.

  1. Nhẫn cầu hôn đeo ở ngón nào tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được. Không có một sự đồng nhất nào trong việc đeo nhẫn cầu hôn, có người đeo nhẫn ở ngón giữa, có người lại đeo vào ngón áp út. Vậy đeo nhẫn cầu hôn đeo ngón nào mới là đúng? Sau khi kết hôn, nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới phải đeo thế nào? Vị trí đeo nhẫn có ý nghĩa gì đặc biệt? Hãy cùng*tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!



    [​IMG]

    Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào là chuẩn xác nhất

    Nhẫn cầu hôn có nguồn gốc từ phương Tây là món trang sức mà chàng trai trao cho người con gái mình yêu để ngỏ lời được cùng nàng sánh bước vào lễ đường. Tuy nhiên tùy vào mỗi quốc gia, nhẫn cầu hôn đeo ngón nào sẽ có sự khác nhau.

    Ở Mỹ, Anh và Pháp nhẫn cầu hôn sẽ được chàng trai đeo vào ngón áp út trên bàn tay trái của cô gái. Trong khi đó, theo phong tục của người Do Thái, nhẫn cầu hôn nên được đeo vào ngón trỏ của bàn tay phải.

    Khi trào lưu này “du nhập” vào châu Á, phần lớn người ta chỉ quan tâm đến việc nhẫn cầu hôn đeo ngón nào, còn đeo trên bàn tay trái hay tay phải không phải là vấn đề lớn. Và lựa chọn của hầu hết người châu Á, ngón giữa tay trái là vị trí đẹp để đeo nhẫn cầu hôn. Nhiều người cho rằng việc đeo nhẫn ở bàn tay thuận khiến chiếc nhẫn thường xuyên tiếp bị tác động và dễ dàng hư hỏng vậy nên cần tránh đeo nhẫn ở tay này.

    Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nhẫn cầu hôn đeo ngón nào rồi phải không. Tuỳ thuộc truyền thống, quan niệm của mỗi quốc gia mà vị trí đeo nhẫn đính hôn kim cương có thể khác nhau.

    Trước giờ nhẫn cưới luôn được đeo vào ngón áp út trên bàn tay trái, vậy nên bạn có thể kết hợp nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đẹp cùng nhau theo một số phong cách sau.

    Nếu bạn đã đeo nhẫn cầu hôn trên ngón áp út bàn tay trái thì có thể đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn trên cùng một ngón tay. Đây cũng là phong cách đeo nhẫn phổ biến của phụ nữ Anh. Sau khi kết hôn, các nàng sẽ đeo cả hai mẫu nhẫn này theo thứ tự là nhẫn cầu hôn sau đó là nhẫn cưới. Có sự kết hợp này vì các nàng tin rằng đây là cách “khóa chặt” chiếc nhẫn cưới đẹp khiến nó chẳng thể rơi ra cũng như hạnh phúc sẽ không bao giờ biến mất.

    Hoặc bạn có thể chọn cách đeo nhẫn như phụ nữ Đức và Hà Lan, nhẫn đính hôn kim cương bên tay trái, nhẫn cưới đẹp bên tay phải để thể hiện sự thay đổi về tình trạng hôn nhân.

    Ở Phương Đông, sau khi kết hôn, chiếc nhẫn đính hôn kim cương sẽ được đeo ở ngón giữa để nhường lại ngón áp út và tĩnh mạch tình yêu kia cho chiếc nhẫn cưới.

    Việc kết hợp nhẫn cầu hôn kim cương và nhẫn cưới đẹp một cách tinh tế không chỉ chứng tỏ tình yêu lãng mạn giữa bạn và người thương mà còn giúp bạn mang đến một vẻ ngoài thời thượng cho bản thân.

    Ý nghĩa của vị trí đeo nhẫn cầu hôn

    Theo văn hóa phương Tây, người ta tin rằng ngón áp út bàn tay trái có một tĩnh mạch kết nối trực tiếp đến trái tim gọi là Vena Amoris – Tĩnh mạch tình yêu. Vậy nên chiếc nhẫn ở vị trí này chính là vật kết nối tình yêu của chàng trai đến trái tim cô gái.

    Người châu Á lại cho rằng mỗi ngón tay tượng trưng cho một mối quan hệ trong cuộc sống của mỗi người. Cụ thể, ngón cái biểu trưng cho cha mẹ, ngón trỏ biểu trưng cho anh em, ngón giữa là chính bản thân bạn, ngón áp út biểu trưng cho người bạn đời và ngón út là con cái. Do đó, nhẫn cầu hôn được đeo ở ngón giữa với ý nghĩa bạn đã được “đặt chỗ”.

Chia sẻ trang này