Nguyên nhân triệu chứng & cách phòng tránh bệnh viêm mũi họng

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi quanglinh92, 21/1/19.

  1. quanglinh92

    quanglinh92 Member

    Viêm mũi họng là bệnh lý rất thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng ở cả nam và nữ giới. Bệnh tuy nhẹ và mau khỏi nhưng rất dễ lây lan. Bạn hãy tìm hiểu bài viết sau để biết cách phòng tránh cũng như hạn chế tối đa việc lây lan bệnh, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình cũng như nhiều người xung quanh, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – đối tượng dễ bị viêm mũi họng nhất.
    1. Tại sao trẻ hay bị viêm mũi họng?
    Mũi và hầu là đường không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể. Không khí hít vào đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo sau đó giảm dần. Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Đây cũng chính là quá trình thích nghi cần thiềt để cơ thể trẻ có đủ khả năng miễn dịch. Tuy nhiên viêm mũi sẽ trở thành bệnh lý khi tái phát quá nhiều lần hoặc đưa đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai…

    [​IMG]

    Viêm mũi ở trẻ em chủ yếu là do virut. Khởi đầu virut xâm nhập làm rối loạn hoạt động bình thường của mũi và làm suy yếu sự đề kháng tại chỗ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đưa đến sự bội nhiễm vi khuẩn.

    Xem thêm: bệnh tai mũi họng trẻ em

    2. Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi họng là gì?

    Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 1–3 ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một tuần đến 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Các triệu chứng thông thường của viêm mũi họng bao gồm:

    • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
    • Hắt xì
    • Ho
    • Đau hoặc rát họng
    • Mắt ngứa hoặc chảy nước mắt
    • Nhức đầu
    • Mệt mỏi
    • Đau khắp người
    • Sốt nhẹ
    • Chảy dịch mũi sau.
    Các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu hoặc đau nhưng thường không nguy hiểm.

    Xem thêm: viêm amidan uống thuốc gì

    3. Phòng tránh bệnh tai mũi họng ở trẻ em?

    – Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Lưu ý, trẻ nhỏ dưới một tuổi, không nên dùng các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh . Hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.
    – Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai trẻ.

    – Thường xuyên đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để giúp sớm phát hiện những căn bệnh có liên quan đến tai-mũi-họng.
    – Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại..

    Xem thêm: viêm amidan hốc mủ có lây không
  2. kieukieu97

    kieukieu97 New Member

    Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cho nhiều người bị đau khớp chân. Đặc biệt là ở những người lớn tuổi, những người làm việc văn phòng. Để biết thêm thông tin về bệnh cũng như cách chữa thì bạn có thể tham khảo link sau: https://yduoctaman.vn/dau-khop-chan/

Chia sẻ trang này