Nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm giếng khoan

Thảo luận trong 'Thiết bị bơm' bắt đầu bởi sam1sam, 27/11/17.

  1. sam1sam

    sam1sam Member

    Ở Việt Nam hiện nay, máy bơm chìm giếng khoan được sử dụng tương đối phổ biến, do điều kiện địa lý cũng như cơ sở hạ tầng, nên hệ thống nước sạch chưa được mở rộng và đưa tới mọi miền tổ quốc. Đặc biệt, đối với các khu công nghiệp hay chung cư, khu đông dân cư, những giếng khoan công nghiệp được sử dụng rất nhiều. Đây là những giếng khoan sâu và đường kính giếng lớn (từ 3 inch đến 80mm), dùng để khai thác lượng nước lớn đáp ứng nhu cầu một lượng nước lớn cần sử dụng. Giếng khoan và máy bơm chìm giếng khoan không xa lạ, nhưng nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm giếng khoan như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm giếng khoan, Hạnh Cường giới thiệu để các bạn tham khảo

    Tham khảo thêm: Phân loại máy bơm nước giếng khoan

    Nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm giếng khoan

    [​IMG]

    Điều chú ý về máy bơm chìm giếng khoan, để đỡ tốn công phải kéo lên hạ xuống nhiều lần máy bơm giếng khoan, chúng ta cần lắp đặt máy bơm chìm ỏ trên mặt đất sau đó mới thả xuống mực nước ngầm. Chú ý lắp đặt cẩn thận và tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Máy bơm chìm giếng khoan hoạt động theo nguyên lý: chất lỏng vận chuyển theo hướng từ nơi có áp thấp đến nơi có áp cao nhờ lực ly tâm rất lớn do tốc độ quay của các tầng cánh máy bơm chìm => làm mất động năng của chất lỏng trong bộ khuếch tán, và chuyển động năng thành áp lực để đẩy chất lỏng lên cao

    Cụ thể, trục của máy bơm giếng khoan được kết nối với bộ phận tách khí hay lớp bảo vệ nhờ một khớp nối cơ khí ở dưới cùng của bơm. Chất lỏng được hút vào máy thông qua cửa hút (có vị trí nằm dưới) và được đẩy lên cao nhờ các giai đoạn. Ngoài ra, máy bơm bao gồm các vòng bi xuyên tâm phân bố dọc theo chiều dài của trục bơm và hỗ trợ xuyên tâm với trục bơm quay ở tốc độ cao. Khi đó, một lực đẩy chiếm một phần của lực do trục bơm phát sinh và đưa nước lên cao dễ dàng.

    Như vậy, máy bơm chìm giếng khoan có càng nhiều tầng cánh thì lực đẩy cao càng lớn so với cùng một dải lưu lượng. Máy bơm chìm thừng được thiết kế với họng xả đồng tâm, có trục bơm nằm giúp dễ dàng lắp đặt và hiệu quả làm việc cao => giúp tạo ra dòng chảy xuyên tâm và hỗn hợp, giúp bơm có hiệu suất cao hơn.

    Trên đây là nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm giếng khoan, để biết rõ hơn hay có bất kỳ thắc mắc, các bạn hãy liên hệ với Hạnh Cường theo hotline: 0905.068.988 để được tư vấn. Có rất nhiều thương hiệu máy bơm chìm giếng khoan cho các bạn lựa chọn như: máy bơm chìm Ebara, máy bơm chìm Pentax, máy bơm chìm Mastrahay những dòng máy bơm chìm của Trung Quốc. Tùy theo nhu cầu cũng như chi phí, các bạn có thể chọn chiếc máy bơm hợp lý.
  2. robinduatinxxx

    robinduatinxxx Active Member

    Nhắc đến những công nghệ sơn xe máy hiện nay không thể không nhắc đến công nghệ sơn tĩnh điện. Được biết đến như là một công nghệ sơn tốt nhất dành cho xe máy với chất lượng bền bỉ cùng kỹ thuật sơn tiên tiến, SƠN TĨNH ĐIỆN là giải pháp giúp cho các sản phẩm sau khi sơn được sáng, đẹp, mịn và cực kì bền.

    - Khái niệm về sơn tĩnh điện:


    Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng: hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà cho chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm nhưng chi phí đầu tư lúc ban đầu lại như công nghệ cũ – đó là Sơn Tĩnh Điện. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.

    - Lịch sử hình thành bột sơn tĩnh điện:

    Nguyên lý phủ sơn bằng hợp chất hữu cơ (organic Polymer) dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thử tại Châu Âu bởi nhà khoa học Tiến sĩ Dr. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950, nhưng mãi đến khoảng năm 1964 thì qui trình Sơn Tĩnh Điện (Electrostatic Powder Spray) mới thành công và được thương mại hóa rồi được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Qua nhiều thập niên được đóng góp, cải tiến bởi các nhà khoa học và các nhà sản xuất về cách chế biến bột sơn đã giúp cho công nghệ Sơn Tĩnh Điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn .

Chia sẻ trang này