Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là gì?

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 25/2/22.

  1. Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là gì?

    Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính có nhiều dạng. Mỗi hình thức lại có những quy định khác nhau về nội dung, chủ thể. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu về các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính trong bài viết dưới đây.

    Khái niệm về quy phạm pháp luật hành chính
    Quy phạm pháp luật hành chính được hiểu là các quy tắc xử sự chung được nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện trong quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương. Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật. Chính vì vậy nó có những đặc điểm cơ bản của một quy phạm pháp luật.

    Thứ nhất đó là quy tắc thể hiện ý chí của Nhà nước. Thứ hai quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở xác định, đánh giá hành vi của con người. Ba là nó được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế. Bên cạnh đó thì quy phạm pháp luật hành chính cũng có các đặc điểm riêng.

    Cụ thể đó là các quy phạm này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Các quy phạm pháp luật hành chính rất đa dạng và có hiệu lực pháp lý khác nhau. Chúng được tập hợp thống nhất thành một hệ thống theo nguyên tắc thống nhất pháp lý.

    Nội dung của các quy phạm pháp luật hành chính cũng rất đa dạng. Có thể quy định quyền, nghĩa vụ, thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước. Hay quy định về thủ tục hành chính, vi phạm hành chính,...

    Tìm hiểu thêm: quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

    Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
    Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động của các cá nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức. Mục đích của thực hiện quy phạm đó là làm cho yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính trở thành hiện thực. Hiện nay có 4 hình thức của thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Nội dung cụ thể của từng hình thức bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

    Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính
    Hình thức đầu tiên của thực hiện quy phạm pháp luật hành chính đó là sử dụng quy phạm. Đây là hình thức mà trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép. Ví dụ như công dân thực hiện quyền tự do đi lại, đây là hành vi pháp luật cho phép nên đó được coi là hình thức sử dụng quy phạm pháp luật hành chính.
    [​IMG]
    Khi thực hiện, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện theo đúng quy định. Đó phải là những hành vi hợp pháp, không được lợi dụng quyền mà nhà nước trao cho để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại để vu khống người khác. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác nên pháp luật sẽ có biện pháp trừng phạt.

    Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
    Áp dụng quy phạm pháp luật cũng là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết những công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Điểm khác biệt của hình thức áp dụng so với các hình thức khác đó là đây luôn là hoạt động của các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền.

    Hình thức thực hiện này sẽ đảm bảo cho các quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện trên thực tế. Việc áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính có thể coi là sự kiện pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể. Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính đòi hỏi phải áp dụng đúng nội dung, mục đích của quy phạm, đúng thủ tục, bởi chủ thể có thẩm quyền.

    Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính
    Một hình thức khác của thực hiện quy phạm pháp luật hành chính đó là tuân thủ quy phạm pháp luật. Trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Các chủ thể tham gia vào quản lý buộc phải tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính. Nếu không tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính được coi là hành vi trái pháp luật. Từ đó sẽ có các chế tài đặt ra với các chủ thể không tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính.

    Tìm hiểu thêm: xử phạt hành chính người chưa thành niên

    Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
    Hình thức cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu là chấp hành quy phạm pháp luật hành chính. Đây là hình thức mà trong đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Việc không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ những điều mà quy phạm pháp luật hành chính buộc phải làm cũng có thể sẽ khiến chủ thể bị truy cứu trách nhiệm.

    Có những quy định trong pháp luật hành chính ghi nhận là quyền mà nhà nước trao cho nhưng nó cũng đồng thời là nghĩa vụ mà Nhà nước buộc phải làm trong một số trường hợp. Ví dụ bỏ phiếu bầu cử được coi vừa là quyền vừa là nghĩa vụ mà công dân cần thực hiện.

    Tìm hiểu thêm: nguyên tắc tiếp công dân

    Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Việc nắm rõ các hình thức thực hiện này sẽ giúp bạn đọc tránh các vi phạm pháp luật và tận dụng được quyền mà nhà nước trao cho.

Chia sẻ trang này