Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Thảo luận trong 'Tư vấn - Quản lý địa ốc' bắt đầu bởi Thinhgecabc, 10/9/20.

  1. Thinhgecabc

    Thinhgecabc New Member

    [​IMG]

    Trong khi nhu cầu về mua sắp của con người ngày càng cao thì nhu cầu xuất nhập khẩu cũng tăng dẫn đến ngành xuất nhập khẩu cũng phát triển nhiều hơn, và nếu bạn muốn học về ngành xuất nhập khẩu v hoặc chỉ muốn có thêm kiến thức về ngành để phục vụ cho công việc của mình thì bài viết dưới đay sẽ giúp bạn.

    1.khái niệm

    Xuất nhập khẩu chi ra làm hai phần chính xuất và nhập cho nên ta sẽ tìm hiểu từng phần trước nha.

    +Xuất khẩu

    Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

    Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập[1] khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

    +Nhập khẩu

    Nhập khẩu hay nhập cảng là các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong nước. Hàng nhập khẩu của nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của một nước gửi đi bán hàng hóa, dịch vụ đó. Nhập khẩu và Xuất khẩu là những giao dịch tài chính của Thương mại Quốc tế.

    +Xuất Nhập khẩu

    Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước.

    2.Kỹ năng của chuyên viên xuất nhập khẩu

    +Giao Tiếp

    Là một nhân viên xuất nhập khẩu, bạn cần có kỹ năng giao tiếp với nhà cung cấp và nhân viên ở từng bước trong quy trình. Thành công trong nghề logistics phụ thuộc vào khả năng phối hợp với các bên liên quan để hoàn thành giao dịch. Bạn cần giữ tâm thế trong môi trường làm việc nhanh và duy trì tính lịch sự, nhã nhặn trong điều kiện làm việc căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể phải gọi điện để xử lý vấn đề ngay khi chúng phát sinh, ngay cả khi đã hết giờ làm việc.

    +Mua hàng

    Điều bạn cần làm là tìm ra nguồn nguyên vật liệu, đàm phán giá với nhà cung cấp và tìm kiếm nguồn dự phòng nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Sau khi hợp đồng đầu tiên được ký kết, bạn cần theo sát nhà cung ứng để đảm bảo rằng họ đáp ứng đúng yêu cầu hiện tại. Ngoài ra, kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để có chuỗi cung ứng hiệu quả. Theo dõi các lô hàng nhận từ nhà cung cấp. Nếu phát hiện chất lượng xuống cấp bất thường, bạn cần giữ lại khoản thanh toán cho hàng lỗi hoặc chấm dứt hợp đồng hoàn toàn với nhà cung cấp đó.

    +Vận chuyển và nghiệm thu

    Bộ phận logistics chịu trách nhiệm dỡ hàng và mở lô hàng mới, đối chiếu hàng trên trong với đơn hàng áp dụng và cập nhật hệ thống hàng tồn kho của công ty. Khi lô hàng được nhập vào kho, bạn cần đánh giá các tùy chọn đóng gói có sẵn để đạt hiệu suất tối đa và nhận thức thương hiệu ở mức giá thấp nhất. Phát triển quy trình an toàn thích hợp cho kho hàng và đào tạo nhân viên khi sử dụng.

    +Kỹ năng quản lý kho

    Nếu công ty bạn bán các sản phẩm vật lý, bộ phận logistics còn phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch lượng cầu để dự đoán nhu cầu hàng tồn kho trong tương lai. Điều này đảm bảo rằng bạn không lãng phí tiền bạc vào số sản phẩm thừa không bán được hoặc hết sản phẩm trong khi lượng cầu đang tăng. Khía cạnh này đòi hỏi kỹ năng phân tích mạnh cùng với kỹ năng sử dụng SAP, Oracle hay chương trình quản lý nguồn lực doanh nghiệp khác.

    +Kỹ năng phân phối

    Giai đoạn cuối cùng của logistics là nhận sản phẩm xuất kho và mang chúng đến với khách hàng. Hoạt động phân phối thông thường bao gồm quản lý nhân viên kho và liên lạc với các nhà bán lẻ để đánh giá cung cầu, từ đó sản phẩm của bạn luôn có mặt trên kệ hàng. Công ty cũng cần quyết định việc mua phương tiện giao hàng riêng hay thuê ngoài từ một công ty vận tải. Nếu công ty mua xe riêng, bạn sẽ lo cả việc bảo dưỡng, sửa chữa và xin giấy phép.

    3.Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu

    +Mức lương mới tốt nghiệp

    Dễ dàng thấy được đối với những bạn mới tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm xuất nhập khẩu thì mức lương trung bình rơi vào khoảng 5 tới 9 triệu/ tháng. Khá cao phải không nào, nếu so với một lĩnh vực rất hay bị so sánh với xuất nhập khẩu là kế toán thì bạn sẽ thấy rõ ràng lương trung bình của nhân viên xuất nhập khẩu cao hơn hẳn mà cạnh tranh nghề nghiệp dễ thở hơn, nhiều công ty vẫn tuyển những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm. Tuy vậy, vẫn có những công ty nhỏ sẽ trả lương ở dưới mức trung bình, tất nhiên trách nhiệm của bạn trong công việc khi đó ít hơn



    + Mức lương đã có kinh nghiệm

    Khi đã đi làm một thời gian và có kinh nghiệm thì mức lương của bạn cũng sẽ được tăng lên cao hơn, theo như thống kê, đối với một nhân viên có nghiệp vụ cứng, lên vị trí cao hơn thì lương của bạn sẽ tăng lên tầm 8,5 tới 13, 14 triệu.



    + Mức lương của cấp độ quản lý

    Ở mức cao hơn nữa là quản lý, mức lương của bạn nhận được sẽ khác hẳn, gấp đôi, gấp 3 lần lương của một nhân viên bình thường. Tất nhiên mức lương sẽ có dao động khá lớn phụ thuộc vào từng công ty và từng lĩnh vực. Bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy cố gắng trau dồi kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, bất cứ công ty nào cũng sẵn sàng trả lương cao cho bạn nếu như bạn đáp ứng được yêu cầu về công việc



    4.Học xuất nhập khẩu ở đâu?

    Giờ mình sẽ giới thiệu tới bạn khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu của TRUNG TÂM GEC với đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và môi trường học lý tưởng thì bạn cứ yên tâm là mình sẽ được trang bị nhưng kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để đi làm nhé.

    Cảm ơn bạn đã xem và chúc các bạn thành công

Chia sẻ trang này