Muốn kinh doanh nhà hàng thành công, cần thực hiện đúng những điều sau

Thảo luận trong 'Thông tin doanh nghiệp' bắt đầu bởi hanhnguyenneee, 5/10/22.

  1. Đâu là các yếu tố then chốt để làm nên thành công hay thất bại của một nhà hàng? Tham khảo thông tin từ nhiều nguồn uy tín GoSELL đã tổng hợp bài viết để giúp bạn kinh doanh nhà hàng từ khi mở quán đến tự động chuỗi” dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

    [​IMG]

    Tư duy của người chủ
    Nếu bạn là người chủ đầu tư duy nhất hay bạn có một nhóm vài anh chị em cùng nhau đầu tư mở nhà hàng, thì điều kiện tiên quyết đầu tiên phải là yếu tố “đồng thuận” trong làm ăn. Để thành công bền vững khi kinh doanh nhà hàng thì tất nhiên rất cần đạt được sự đồng thuận trên nhiều khía cạnh, tuy nhiên, có 2 khía cạnh chính mà chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh bạn cần đạt được đầu tiên, đó chính là đồng thuận về lợi ích và đồng thuận về tư duy kinh doanh.
    - Đồng thuận về lợi ích: chính là việc cần thống nhất trước rõ ràng, minh bạch về các thông số liên quan tới tiền bạc như: tỷ lệ góp vốn, lộ trình góp vốn, phần trăm ăn chia, thời điểm ăn chia…
    - Đồng thuận về tư duy kinh doanh:
    • Với chu kỳ vòng đời ngắn 3 năm (như đã nói ở trên), kinh doanh nhà hàng, quán ăn là một trong những ngành có sự biến động lớn nhất thị trường, bởi vậy, tư duy cần tránh đối với mỗi người chủ nhà hàng đó chính là tư duy bảo thủ.
    • Tư tưởng cũ, lạc hậu, không chịu đổi mới;
Luôn cho rằng kiến thức và kinh nghiệm của mình là nhất; Coi thường những giá trị của người khác; hay bắt kịp xu hướng thế giới nhưng lại mắc căn bệnh sính ngoại,… đều là những biểu hiện của tư duy bảo thủ. Hãy cẩn thận, vì chính nó là thủ phạm âm thầm “giết chết” chính nhà hàng của bạn lúc nào không biết.
    Để một nhà hàng vận hành trơn tru, thì việc phân định rõ vai trò của mỗi thành viên cũng là một việc làm rất quan trọng. Ở đây, chúng tôi đang nói đến tầm quản trị vĩ mô, tức là ở mức độ thành viên quản lý cấp cao.
    - Trước tiên, bạn cũng cần xác định bạn tự làm một mình hay đi thuê. Nếu thuê thì thuê ai? Thuê người quản lý hay người triển khai các hạng mục nhỏ như (tuyển dụng đào tạo nhân sự, marketing quảng cáo tìm khách,…)
    - Ngoài ra, ở cấp độ nhiều thành viên đầu tư, bạn cũng nên làm rõ vai trò: ai là chủ đầu tư chỉ chuyên tâm rót vốn, ai là người trực tiếp điều hành chung mọi hoạt động tại mỗi nhà hàng, ai là người phụ trách mảng nhân sự, marketing,…
    Xem thêm: 6 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng siêu lợi nhuận
    Vốn, dòng tiền và bài toán doanh thu
    - Xác định rõ sẽ đầu tư bao nhiêu vốn cho việc mở nhà hàng, bạn sẽ huy động vốn từ các nguồn nào, lộ trình huy động vốn,… Trong đó, nếu bạn sử dụng các nguồn vốn đi vay, thì cần tính đến cả các thời điểm trả lãi và các rủi ro khi vay.
    - Trong đầu tư làm ăn, đa số mọi người đều xác định được tốt về nguồn vốn, nhưng lại thường bỏ quên hoặc làm qua loa việc xác định dòng tiền. Nếu may mắn nhà hàng làm ăn có lãi thì bạn cứ thế bon bon chạy, nhưng nếu chẳng may không có khách, bạn mới bắt đầu lo lắng nhìn lại bản kế hoạch của mình và lúc đó mới hối hận đã không làm rõ dòng tiền và bài toán doanh thu sớm hơn. Phần việc này không có gì to tát, bạn chỉ cần làm rõ: dòng tiền của bạn sẽ đến và đi như thế nào: doanh thu từ các nguồn nào, phải chi phí cho các khoản nào (liệt kê và ước lượng càng chi tiết càng tốt), xác định khi nào thì hoà vốn và khi nào thì kinh doanh quán ăn có lãi,…
    Xác định loại hình ẩm thực nhà hàng
    Buffet hay gọi món? Món Á hay món Âu? Món Trung Hoa, Hồng Kong hay đặc sản các món Việt ba miền?... Hãy tìm hiểu kỹ và chốt lại một loại hình ẩm thực nhà hàng mà bạn muốn kinh doanh ngay lúc này.
    Trên thực tế cũng có một số nhà hàng, quán ăn thành công với hai hoặc nhiều loại hình ẩm thực kết hợp, kiểu như nhà hàng buffet món Á kèm dimsum Hồng Kong, nhà hàng Pizza kết hợp gọi món Việt,… Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là hãy tạo dấu ấn riêng biệt về một loại hình chủ đạo, trước khi muốn mở rộng kết hợp hai hay nhiều loại hình ẩm thực khác. Vì thường khi bạn là “lính mới”, khách hàng sẽ nhớ tới bạn lâu hơn khi bạn là “duy nhất”.
    Thị trường và khách hàng mục tiêu
    Sau khi đã chọn loại hình ẩm thực sẽ kinh doanh, thì xác định thị trường và khách hàng mục tiêu là bước cần làm ngay sau đó.
    Bạn cần “khoanh vùng” thị trường mục tiêu, tập khách hàng mục tiêu của nhà hàng mình và tập trung mọi nguồn lực ban đầu để tối ưu nó trước, đừng đầu tư dàn trải. Khoanh vùng càng chính xác, xác định tập khách hàng mục tiêu càng nhỏ thì bước thành công ban đầu của bạn càng lớn.
    Ví dụ:
    - Thị trường mục tiêu của tôi là khu vực Quận 1 TpHCM, tập trung ở bán kính 5km xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ, toà TTTM Vincom Đồng Khởi.
    - Tập khách hàng mục tiêu của tôi là giới công sở, dân văn phòng, cả nam và nữ, thu nhập trung bình từ 6 triệu – 20 triệu đồng/tháng, có thói quen ra ngoài ăn trưa hoặc gọi đồ ăn trưa về văn phòng, thường xuyên online facebook/zalo trong khung giờ 11h – 13h,…
    Nhượng quyền hay tự tạo thương hiệu
    Nếu muốn kinh doanh quán ăn theo hướng mua quyền thương hiệu, có thể bạn sẽ cần cân nhắc đến việc thuê luật sư tư vấn về vấn đề nhượng quyền, đồng thời, dự trù thêm ngân sách cho việc này.
    Kinh nghiệm của chúng tôi là đừng quên tìm hiểu kỹ các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình nhận nhượng quyền, ví dụ như: các quy định về nhận diện thương hiệu nhượng quyền, điều khoản phải bồi thường, phí duy trì nhượng quyền hay các điều kiện dừng nhượng quyền,…
    Đặt tên cho Nhà hàng
    Chắc chắn rồi, một cái tên thật “kêu”- có lẽ là điều mà bạn háo hức nghĩ đến đầu tiên phải không? Nhưng hãy bình tĩnh nhé, đặt tên cho nhà hàng – cứ nghĩ là đơn giản, nhưng thực tế, cái tên cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ để kinh doanh nhà hàng thành công đấy.

    Thực tế đã có một số cái tên khiến khách hàng “đi ăn chục lần cũng ko tài nào nhớ nổi”, hoặc có những cái tên khiến khách hàng phát cáu vì không thể gõ để tìm kiếm online được (google, cốc cốc,…) vì không tương thích bộ gõ của unikey,…
    Đặt tên nhà hàng cũng giống như đặt tên cho những đứa con vì đó không chỉ là một cái tên để gọi mà còn là thương hiệu để mọi người nhớ tới và hình dung về nhà hàng của bạn.
    Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng.
    Xác định điểm khác biệt của Nhà hàng
    Điểm khác biệt – rất quan trọng, nhưng nhiều người khi mở quán kinh doanh đã bỏ qua không nghĩ đến, hoặc có nghĩ đến nhưng lại xác định sai, kiểu như bản thân mình tự AQ cho rằng quán mình là rất đặc biệt, rất ấn tượng rồi, mà quên mất không hỏi khách hàng, không tham khảo ý kiến chuyên gia xem đó đã thực sự là điểm khác biệt của quán hay chưa?

    Như vậy, khi kinh doanh nhà hàng, bạn cần thống nhất được với nhau 7 điều quan trọng trên là các bạn đã đi được một quãng đường rất quan trọng rồi. Chúc bạn thành công khi kinh doanh.

Chia sẻ trang này