Mã hóa dữ liệu là gì? VÌ sao phải mã hóa?

Thảo luận trong 'Máy tính - Laptop' bắt đầu bởi NhimVDO, 13/3/18.

  1. NhimVDO

    NhimVDO New Member

    Mã hóa dữ liệu là gì? VÌ sao phải mã hóa?

    Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, công nghệ mạng đã trở thành một thứ gì đó không thể thiếu đối với mọi người dùng. Bởi nó đáp ứng những nhu cầu mà trước đây không thể đáp ứng được. Vậy có bao giờ bạn nghĩ đến thực chất internet là gì, mà tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Về cơ bản, ta có thể coi internet như là một môi trường trung gian để trao đổi THÔNG TIN, mọi hoạt động trên internet đều HẦU NHƯ CHỈ xoay quanh việc tiếp nhận, trao đổi và truyền nhận THÔNG TIN. Qua đó ta có thể thấy được thông tin quan trọng như thế nào.

    Thật sự thông tin còn quan trọng hơn những gì bạn tưởng. Một số thông tin có thể quan trọng hơn bất cứ thứ gì hữu hình trên thế giới này, nó có thể đáng giá hàng trăm tỷ, hàng tỷ tỷ đô la, hoặc có thể là vô giá.

    Mã hóa là gì?

    Mạng máy tính là một môi trường mở, những thông tin bạn gửi lên internet hoặc nhận về internet đều có thể bị nghe trộm. Do đó việc bảo mật những thông tin này là cần thiết, và một trong những cách để bảo mật thông tin hữu hiệu nhất hiện nay là mã hóa.

    Có thể bạn cảm thấy xa lạ với khái niệm mã hóa. Nhưng nó là một thứ cực kì quan trọng, và hiện hữu ở rất nhiều nơi trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Để biết được nó quan trọng như thế nào, và được sử dụng rộng rãi ra sao, hãy tưởng tượng: Nếu không có mã hóa, hệ thống ATM sẽ không tồn tại, sẽ không tồn tại chuỗi hệ thống ngân hàng, sẽ không có giao dịch mua bán online, internet sẽ không phát triển… Và nếu không có mã hóa, bạn sẽ không thể ngồi đây, ngay giờ này và đọc bài viết này, bởi không có nó thì internet sẽ không thể phát triển được như ngày nay.

    Thuật toán mã hóa

    Thuật toán mã hóa là một thuật toán nhằm mã hóa thông tin của chúng ta, biến đổi thông tin từ dạng rõ sang dạng mờ, để ngăn cản việc đọc trộm nội dung của thông tin (Dù hacker có được thông tin đó cũng không hiểu nội dung chứa trong nó là gì).

    Thông thường các thuật toán sử dụng một hoặc nhiều key (Một chuỗi chìa khóa để mã hóa và giải mã thông tin) để mã hóa và giải mã (Ngoại trừ những thuật toán cổ điển). Bạn có thể coi key này như một cái password để có thể đọc được nội dung mã hóa. Người gửi sẽ dùng key mã hóa để mã hóa thông tin sang dạng mờ, và người nhận sẽ sử dụng key giải mã để giải mã thông tin sang dạng rõ. Chỉ những người nào có key giải mã mới có thể đọc được nội dung.

    Nhưng đôi khi "kẻ thứ ba" (hacker) không có key giải mã vẫn có thể đọc được thông tin, bằng cách phá vỡ thuật toán. Và có một nguyên tắc là bất kì thuật toán mã hóa nào cũng đều có thể bị phá vỡ. Do đó không có bất kì thuật toán mã hóa nào được coi là an toàn mãi mãi. Độ an toàn của thuật toán được dựa vào nguyên tắc:

    Nếu chi phí để giải mã một khối lượng thông tin lớn hơn giá trị của khối lượng thông tin đó thì thuật toán đó được tạm coi là an toàn. (Không ai lại đi bỏ ra 50 năm để giải mã một thông tin mà chỉ mang lại cho anh ta 1000 đô).

    Nếu thời gian để phá vỡ một thuật toán là quá lớn (giả sử lớn hơn 100 năm, 1000 năm) thì thuật toán được tạm coi là an toàn.

    Trên đây là bài viết mã hóa là gì? Vì sao phải mã hóa. Hy vọng với những thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp phần nào mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để có những thông tin bổ ích.

Chia sẻ trang này