Kinh nghiệm khi đi du lịch bằng máy bay

Thảo luận trong 'Nhà đất' bắt đầu bởi TrinhKyhcmvn0321, 14/7/14.

  1. Đi chơi xa bằng ve may bay vietjet air thì lợi thì giờ, lại thoải mái và tương đối an toàn. Nhưng cũng có một số vấn đe liên quan đến áp suất trong máy bay, chóng mặt khi máy bay không êm, thay đổi giờ giấc đột ngột khi bay đường xa, cũng có khi sợ hãi vì tâm lý.

    Chóng mặt

    Cũng như người đi tàu bè bị say sóng, khi máy bay không được êm ả, có người bị chóng mặt, buồn nôn, cho nên trên máy bay lúc nào cũng có sẵn túi nôn ở trước ghế, tuy rằng ngày nay rất ít người cần đến vì máy bay êm hơn thời xưa nhiều.Nếu biết mình hay bị say, thì nên dùng thuốc độ một giờ trước khi bay. Thuốc thông dụng nhất là Dramamine. Cũng vị thuốc đó, nhưng dưới nhãn hiệu khác, thì có Calm X, Marmine. Nếu không muốn uống, thì có cao dán như Transderm Scop. Những thuốc này bày bán tự do, nhưng cũng nên xin toa nơi bác sĩ, vì có thể có hiệu quả phụ có hại, nhất là người già. Con nít thì không được dùng. Thường thì thuốc làm cho người lừ đừ, một đôi khi bị nhức đầu, hoa mắt. Uống thuốc thì không được lái xe. Người có bệnh cao áp suất mắt (glaucoma), bệnh tiền liệt tuyến (prostate) hay là táo bón kinh niên thì phải có bác sĩ định liệu có được dùng hay không.

    Không khí trong máy bay loãng hơn ở nhà mình

    Ai cũng biết là trái đấùt có một lớp không khí bao phủ, khoảng độ 100 cây số. Không phải có 100 cây số không khí, rồi quá 100 cây số là hết. Mà không khí từ mặt đất , càng lên cao thì càng loãng dần đi cho tới hết.Đi chơi vùng núi cao như Lake Tahoe, Yosemite (khoảng bảy, tám ngàn feet) thì người yếu tim, yếu phổi , hay là đi bộ nhiều đã cảm thấy khó thở vì thiếu không khí. Máy bay phản lực bay đường vừa phải cũng là ở cao độ trên 30 ngàn feet. Tới độ đó thì không đủ không khí cho ta thở. Cho nên trong máy bay phải bơm thêm không khí vào. Tuy vậy, không khí trong máy bay dù đã được bơm thêm không khí (gọi là cabin pressure) vẫn loãng hơn là không khí mình vẫn sinh hoạt ở nhà. Tính ra thì không khí trong máy bay tương đương với ở nơi độ cao là từ 5 ngàn tới 8 ngàn feet.


    [​IMG]
    Bệnh nào sợ bị đau thêm

    Cơ thể người ta, có những chỗ không khí mắc kẹt bên trong. Thí dụ như trong ruột, trong phổi phần trong của tai, mấy cái hốc xương nhỏ ở hai bên mũi, ở trán, v,v... Khi mà không khí bên ngoài loãng đi, nghĩa là áp suất giảm, thì những cái" túi" không khí đó nở to thêm ra độ một phần tư nữa. Thành ra người bị viêm xoang kinh niên, bị đau bụng đầy hơi chẳng hạn, sẽ bị đau thêm.Vì thiếu dưỡng khí, cho nên người có bệnh phổi, bệnh tim, người thiếu máu nặng, phải có ý kiến của bác sĩ xem có cần mang theo bình oxygen không. Nếu cần thì phải báo cho hãng máy bay sớm, có khi họ cung cấp bình oxy luôn. Người vừùa mổ tim, ngoài một tháng thì thường đi máy bay được. Có câu nói trong sách vở, là:Nếu bạn đủ sức leo một từng lầu, hay là đi được một trăm thước, thì đi máy bay không sao.

    Người thường thì sao

    Thấy hơi nằng nặng trong tai thì là thường. Nhưng tai đau buốt là màng tai bị chấn đôïng, vì áp suất không khí bên ngoài và bên trong tai chênh lệch quá nhiều. Rách màng tai cũng có nhưng rất hiếm (khi máy bay lao dốc đột ngột chẳng hạn). Có một cái ống nhỏ thông từ bên trong tai ra chỗ phía sau lỗ mũi, gọi là ống Eustache. Nếu cái ống này thông suốt, thì khi áp suất không khí bên ngoài thay đổi, nó sẽ điều hòa với áp suất không khí bên trong tai. Nhưng có khi cái ống ấy bị nghẹt, vì hay bị dị ứng, hoặc là bị cảm hay nhiễm trùng làm cho nó bị sưng lên. Lúc đó thì áp suất chênh lệch hai bên màng tai làm cho màng tai bị phồng mạnh, sinh đau.

    Làm sao cho bớt

    Người bị cảm, bị dị ứng, thì nên xin thuốc nghẹt mũi như Sudafed cho đỡ nghẹt. Lúc máy bay bắt đầu hạ thấp để sửa soạn đáp, thì nên há miệng ngáp ngáp mấy cái, hay là nuốt nước miếng để cho cái ống Eustache nói trên được thông. Trẻ con thì cho nhai chewing gum, hay là mút kẹo. Con nít nhỏ nữa, thì cho bú mẹ, bú bình, hoặc là ngậm cái núm, vì cử động nún nún nơi miệng em bé làm cho ống Eustache được thông.

    Vấn đề thay đổi giờ giấc

    Các phần trong cơ thể con người ta, không nhất thiết hoạt động đều đều một nhịp độ suốt đêm ngày như một cái máy. Có những chất như cholesterol, được chế ra nhiều hơn về ban đêm. Trái lại, cũng có chất, như cortisone, lại tiết ra nhiều lúc ban ngày.Làm như trong người mình có một cái đồng hồ, nhận biết giờ giấc. Cũng như tự nhiên nhớ giấc thấy buồn ngủ.
    Từ ngày có máy bay phản lực (jet), người ta có thể bay qua nhiều múi giờ trong một thời gian ngắn, cơ thể thích nghi không kịp, sinh ra có vấn đề vì thay đổi giờ giấc, gọi là jet lag. Dễ thấy nhất, là như bay về Việt nam, ban đêm thì thức chong chong, mà ban ngày người ta hoạt động thì mình buồn ngủ. Phải mấy ngày, cơ thể mới quen dần. Không những chuyện ngủ nghê, mà vụ thay đổi giờ giấc còn làm cho cơ thể mệt mỏi và tâm thần cũng ảnh hưởng.
    Thực tế, là có một số thuốc uống ngày một, hai ba lần. Khi đó phải tính sao cho hợp lý lúc chuyển giờ.Những thuốc thật quan trọng về giờ giấc, như thuốc chích tiểu đường, phải gặp bác sĩ trước khi đi và ghi cho rõ ràng chỉ dẫn các thay đổi lúc đi cũng như lúc về.

    Cẩn thận các chuyến bay đường dài

    Ngồi lâu nhiều tiếng đồng hồ, dù là ngồi trong nhà, đi xe hay đi máy bay làm cho tuần hoàn ở chân bị trì trệ. Người già yếu, người có thai thì dễ bị hơn. Cục máu đông lại ở tĩnh mạch chân có thể theo đường máu trở về tim, rồi từ đó chạy tới phổi mà làm nghẹt một động mạch ở phổi. Một phần phổi bị chết vì không có máu nuôi dưỡng sinh ra chứng nghẹt mạch phổi (pulmonary embolism): tự nhiên đau nhói ở ngực và khó thở làm tâm thần hốt hoảng. Có khi bớt dần rồi hết, cũng có thể nguy hiểm. Khi đi máy bay đường dài phải ngồi lâu, thì thỉnh thoảng nên co duổi chân nhiều lần cho máu huyết lưu thông. Một vài giờ một lần, đi ra khỏi chỗ ngồi, đi đi lại lại trong máy bay một chút.
    Một điều nữa ít ai để ý, là không khí trong máy bay rất khô. Nghe dự báo thời tiết, ta vẫn thấy nói đến độ ẩm (humidity). Độ ẩm thoải mái nhất là khoảng 50 phần trăm. Mùa mưa ở Sài gòn, độ ẩm lên tới gần 100 phần trăm. Độ ẩm trên máy bay chỉ có chừng 5 phần trăm. Vì vậy nếu không uống nước cho đủ thì sẽ bị mệt, nhất là người già và con nít. Nếu mang contact lens, thì nên chăm nhúng vào dung dịch cho khỏi khô.

    Có thai đi máy bay được không

    Đàn bà có thai mà đi khám thai thường xuyên thấy bình thường, thì đi ve may bay vietjet air không có vấn đề gì, trừ ra là vào tháng chót. Theo lệ, thì có thai tới tháng thứ chín mà cần đi máy bay, thì phải có y chứng không quá 3 ngày trước khi đi, có ghi rõ dự đoán ngày sanh là ngày nào. Ngồi máy bay, thì giây an toàn phải thắt thấp, ngang đùi, không để đè vào bụng.
    Trẻ sơ sinh dưới 1 tuần lễ không được đi máy bay.

Chia sẻ trang này