Kế toán doanh nghiệp là gì ?

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi GEC1404, 20/3/21.

  1. GEC1404

    GEC1404 Member

    Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp đã xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát cũng như những người liên quan khác của công ty.

    Vậy thực tế, quản trị doanh nghiệp là làm gì?
    Kế toán doanh nghiệp xác lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho công ty. Đó có thể là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có các tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ cũng như không minh bạch các quy định về công bố thông tin.

    Chức năng của quản trị doanh nghiệp
    Quản trị doanh nghiệp gồm có 5 chức năng cơ bản dưới đây:

    Hoạch định
    Hoạch định có thể hiểu là định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý có thể coi là phần khó nhất trong 5 chức năng của quản trị doanh nghiệp. Chức năng này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả công ty từ các cấp lãnh đạo, nhà quản trị và nhân viên.

    Ngoài ra, kế hoạch đề ra cũng phải tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thống nhất và thuận lợi.

    [​IMG]

    Tổ chức
    Một doanh nghiệp cũng như một cỗ máy, chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ các nguồn lực (tài lực – nhân lực – vật lực) cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý và chặt chẽ. Một cơ cấu tổ chức tốt kết hợp với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đúng với tầm nhìn là điều tối quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

    Khi được đào tạo kế toán doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, mở rộng quy mô, số lượng các phòng ban và nhân sự tăng lên, điều này đòi hỏi sự thay đổi trong phương thức lãnh đạo. Chính vì vậy, chức năng tổ chức cũng là một chức năng rất quan trọng của quản trị doanh nghiệp.

    Chỉ đạo
    Khi có được những chỉ thị và hướng dẫn công việc rõ ràng, nhân viên sẽ biết chính xác họ cần phải làm gì. Kết quả công việc từ mỗi nhân viên sẽ được tối ưu nếu ban quản lý có những định hướng chỉ đạo hợp lý và rõ ràng, liên quan trực tiếp đến những nhiệm vụ mà nhân viên cần thực hiện.

    Một nhà quản lý sáng suốt chắc chắn phải là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực, rõ ràng và thường xuyên xem xét, tham vấn các quyết định chỉ đạo của mình cùng các cố vấn khác. Đồng thời, một nhà quản lý giỏi phải có khả năng tạo động lực cho nhân viên và khuyến khích sự sáng tạo của cấp dưới.

    Điều phối
    Giống như những bánh răng cưa, khi tất cả các hoạt động của doanh nghiệp được điều phối thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyễn, doanh nghiệp từ đó cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn. Ảnh hưởng tích cực từ thái độ và cách ứng xử của nhân viên đóng vai trò chính trong việc phối hợp linh hoạt giữa các phòng ban.

    Để thực hiện tốt chức năng điều phối đòi hỏi khả năng lãnh đạo cũng như thái độ cởi mở trong giao tiếp, liên lạc nội bộ. Thông qua sự phối hợp hoạt động của nhân sự, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

    Kiểm soát
    Nhà quản trị chỉ biết được liệu công ty có đang vận hành đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra hay không bằng cách thường xuyên quan sát tình hình hoạt động của công ty.

    Chức năng kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp là một quy trình gồm 4 bước dưới đây:
    Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, thiết lập KPI dựa trên mục tiêu của công ty
    Đo lường và xây dựng các báo cáo về hoạt động thực tế
    So sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch đề ra ban đầu
    Thực hiện các thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết

    [​IMG]

    Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
    Giữ gìn đạo đức kinh doanh, tuân thủ luật pháp và các thông lệ kinh doanh

    Luật pháp ở đây được hiểu là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động và kinh doanh theo định hướng của sự phát triển xã hội. Các nhà quản trị cần phải hiểu biết và dẫn dắt doanh nghiệp của mình hoạt động theo đúng luật pháp nếu không sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải kinh doanh cho phù hợp với thông lệ của xã hội, giữ gìn các đạo đức kinh doanh cơ bản.

    Phải xuất phát từ khách hàng
    Với cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khách hàng, mọi chủ doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một danh sách khách hàng cần có để tồn tại và phát triển.

    Nguyên tắc này là căn cứ để xây dựng và phát triển chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp bao gồm: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và tiếp thị (promotion) và các nội dung quản lý của doanh nghiệp: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, văn hoá doanh nghiệp.

Chia sẻ trang này