Đào Tạo Văn Hóa Doanh Nghiệp cần những gì ?!

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi GEC1404, 19/3/21.

  1. GEC1404

    GEC1404 Member

    Định nghĩa
    Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, nhưng tựu chung, văn hóa doanh nghiệp có thể được định nghĩa là “Tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.”

    Văn hóa doanh nghiệp giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
    Cấp độ văn hóa được dùng để chỉ mức độ cảm nhận của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp, còn gọi là tính hữu hình của các giá trị văn hoá. Cách tiếp cận này rất độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của một nền văn hoá.

    Theo Edgar Henry Schein - cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan - một người nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp:

    #1. Cấp độ thứ nhất: Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp
    Cấp độ thứ nhất trong cấu trúc văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa hữu hình, bao gồm các sự vật và sự việc mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức lạ.

    Một số biểu hiện của cấp độ thứ nhất trong văn hóa doanh nghiệp như:
    Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp.
    Các văn bản quy định quy tắc hoạt động doanh nghiệp.
    Kiến trúc công ty, phong cách bài trí và các biểu tượng, logo và khẩu hiệu,...
    Công nghệ sản phẩm, hình thức và mẫu mã sản phẩm.
    Cách ăn mặc và ứng xử, thái độ hành vi và cách biểu lộ cảm xúc…

    Đặc điểm chung của cấp độ này: chịu ảnh hưởng chính từ tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp.

    [​IMG]

    #2. Cấp độ thứ hai: Các giá trị được tuyên bố/ chấp nhận

    Những giá trị được tuyên bố/ chấp nhận là: bao gồm các giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, quy định, chiến lược và mục tiêu riêng chính là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên. Các nội dung này sẽ được công bố rộng rãi. Đây cũng chính là những giá trị được tuyên bố, chấp nhận của văn hóa doanh nghiệp.

    Cấp độ 2 biểu hiện ra ngoài: Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ này chúng ta có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt và cách thể hiện của nhân viên. Chúng có nhiệm vụ hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức xử lý trong các tình huống cụ thể, đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp.

    #3. Cấp độ thứ ba: Các quan niệm chung
    Những quan niệm chung : Văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… luôn luôn gắn bó với nhau, chúng đều có các quan niệm chung, phong cách chung, bởi chúng đã hình và tồn tại trong quá trình lịch sử. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành thói quen chi phối hành động, góc nhìn.


    Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo văn hóa chung, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ này khó nhận ra bởi chúng nằm sâu từ bên trong và cần thời gian tiếp xúc để có thể nắm được.

    3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp tạo thành các lớp văn hóa khác nhau. Lớp ngoài khá dễ thích nghi và dễ thay đổi. Lớp văn hóa càng sâu thì càng khó điều chỉnh. Ba cấp độ trên hòa quyện và ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra cấu trúc doanh nghiệp đặc trưng của mỗi công ty.


    Việc nắm chắc được 3 cấp độ giúp cho nhà lãnh đạo bóc tách được các thành phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra chiến lược phát triển tập trung trong các giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, đặc biệt là văn hóa lấy con người làm trung tâm.

    - Đào tạo văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.

    - Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.

    Với mỗi cá nhân hiện đang là thành viên của một doanh nghiệp bất kì, hãy thực hiện đúng văn hóa của doanh nghiệp mà bạn đang công tác, bởi những điều tưởng chừng như đơn giản và nhỏ nhoi ấy lại có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào thái độ thực hiện của bạn.

Chia sẻ trang này