Hướng dẫn cách cắt răng nanh cho heo con

Thảo luận trong 'Phụ kiện' bắt đầu bởi nguyenhduong511, 28/9/18.

  1. Thực tế, bấm răng nanh cho lợn đã là việc làm quen thuộc của nhiều người chăn nuôi từ trước đến nay, tuy nhiên thực hiện công tác này thế nào để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của heo con, chất lượng con giống thì không phải ai cũng biết để áp dụng đúng cách. Thấu hiểu vấn đề đó, chúng tôi mong muốn chia sẻ ra đây lợi ích của việc bấm răng nanh cho heo và hướng dẫn cách cắt nanh cho heo con đúng kỹ thuật, giúp đàn lợn con phát triển tốt, không ảnh hưởng đến heo nái.



    Tại sao nên cắt răng nanh cho heo con?

    Sở dĩ sau khi lợn con được sinh ra, người chăn nuôi thường phải thực hiện thao tác bấm răng cho lợn là do:

    Khi mới sinh lợn con sẽ bú sữa mẹ liên tục, răng nanh của lợn con có thể làm tổn thương vú lợn mẹ hoặc chúng cố tình cắn vú lợn nái gây đau đớn, chảy máu ảnh hưởng đến lợn mẹ.

    Việc bị cắn đau có thể khiến heo mẹ không cho heo con bú sữa hoặc tuyến sữa không thể tiết sữa nữa ảnh hưởng đến sự phát triển của heo con.

    Ngoài ra, heo con có thể sử dụng răng nanh để cắn nhau, làm bị thương lẫn nhau. Những vết thương do heo con tự cắn nhau rất dễ nhiễm khuẩn và gây ra bệnh tật cho chúng dẫn đến heo còi cọc, chậm phát triển.

    Thời điểm để bà con bấm răng cho heo thích hợp và an toàn nhất là 24 giờ sau khi heo con được sinh ra. Bà con nên để heo con bú sữa đầu của mẹ xong mới tiến hành bấm răng.
    [​IMG]


    Hướng dẫn cắt răng nanh cho heo con đúng cách

    Có rất nhiều trường hợp vì bấm răng cho heo không đúng cách khiến đàn heo dễ bị lây truyền mầm bệnh, gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con. Vì vậy, khi thực hiện bấm răng, bà con cần tuân thủ theo hướng dẫn sau:

    Chuẩn bị các dụng cụ: Ở bước đầu tiên này, bà con cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết là: 2 chiếc kìm cách cắt nanh cho heo con bằng Inox chuyên dụng, thuốc khử trùng với độ sát khuẩn vừa phải, thùng ngâm, bút đánh dấu, găng tay y tế, kính mắt, khẩu trang.

    Sát trùng kìm bấm: Ngâm kìm và thùng ngâm chứa thuốc khử trùng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh.

    Bắt lợn và xác định vị trí răng nanh: Bắt lấy lợn con, dùng 2 ngón tay trỏ đưa vào miệng lợn con và tạo ra khoảng cách giữa 2 hàm 3 – 5 cm, quan sát vị trí răng nanh để có thể đưa kìm bấm vào.

    Tiến hành bấm răng cho lợn con: Dùng kìm đã được sát trùng đưa vào miệng và bấm phần nhọn của từng chiếc răng nanh một cách dứt khoát tránh để răng bị vỡ hay sót nanh.

    Kiểm tra lại: Sau khi bấm xong nhất định bà con phải kiểm tra lại xem răng đã được bấm thành công chưa, có bị sót nanh do bấm chưa hết không. Nếu bấm chưa hết cần tiếp tục bấm lần tiếp theo cho đến khi hết.

    Đánh dấu lợn con đã được bấm răng: Sử dụng bút đánh dẫu những con đã được bấm răng nanh trước khi được thả chung vào chuồng (trong trường hợp không đánh dấu thì cần phải có khu nhốt riêng những con đã bấm để tránh nhầm lẫn). Lưu ý khử trùng kìm bấm răng nanh lợn sau khi bấm xong và làm công tác bảo quả kìm thật tốt để dùng cho những lần sau.

    Ngoài cách sử dụng kìm bấm, người chăn nuôi có thể sử dụng biện pháp mài răng cho lợn con bằng cách sử dụng máy mài thay thế cho kìm bấm. Phương pháp mới này hạn chế được nguy cơ mẻ răng, sót răng khi sử dụng kìm bấm.

    Bà con nên sử dụng các loại men vi sinh bổ sung cho heo con để làm tăng khả năng tiêu hóa, giúp heo ăn nhiều, chóng lớn, khỏe mạnh hơn

Chia sẻ trang này